Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 3822

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 95553

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11555849

 
Trang nhất » Tin Tức » Danh nhân đức thọ 15:29 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Lê Ninh (1857-1887)

Thứ năm - 28/08/2014 23:20
Sinh thành giữa lúc vận nước trải đầy hoạn huống non sông lần lượt rơi vào tay giặc, Lê Ninh sớm biểu lộ khí phách ngưòi tuấn kiệt của đất Hồng Lam. Lê Ninh hiệu là Mạnh Khang người làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con cả của cụ Lê Khanh nguyên Bố Chánh tỉnh Bình Định nên thường gọi là Ấm Ninh.
Lúc còn nhỏ đi học ông đã gia nhập đội thí sinh quân “bình Tây thu Bắc” để hưởng ứng phong trào Giáp Tuất (1874) ở Nghệ Tĩnh, bị bắt giam tại nhà lao Nghệ An gần một năm. Được tha về quê, ông tiếp tục liên kết với bạn đồng môn và các hào kiệt trong vùng nuôi chí phục quốc, bình Tây.

Tháng bảy năm Ất Dậu (1885), vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông liền hưởng ứng và cùng 4 người em trai tham gia. Buổi đầu ông mộ trai làng và một số nghĩa dũng ở Hưng Nguyên, quê vợ lập đại đồn Trung Lễ, mở xưởng rèn đúc vũ khí luyện tập đội ngũ chiến đấu.

Tháng 11–1885, tập hợp với các đạo nghĩa binh khác ở Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, ông cầm quân kéo vào hạ thành Hà Tĩnh bắt và giết Bố chánh Lê Đại. Chiến lợi phẩm thu được ông đưa lên sơn phòng Phú Gia – Hương Khê bái yết và nộp lên vua Hàm Nghi, được vua phong chức Bang biện quân vụ, chuẩn cho về làng chuẩn bị giết giặc cứu nước.

Cuối năm 1885, lính Pháp từ Nghệ An cùng bọn tay sai tấn công đại đồn Trung Lễ và phóng hoả đốt làng, Lê Ninh cùng quân bản bộ phải rút về vùng núi giáp giới giữa hai huyện Hương Sơn và Thanh Chương hợp với lực lượng của Phan Đình Phùng.

Năm 1886, thừa lệnh cụ Phan, ông cầm quân đánh đồn Dương Liễu, một địa điểm nằm ở hữu ngạn sông Lam, khống chế việc đi lại giữa các huyện miền núi Hà Tĩnh và đồng bằng Nghệ An và quân của Lê Ninh đã tiêu diệt gọn cứ điểm này. Đó là trận đánh cuối cùng của cuộc đời người tuấn kiệt, cuối năm 1887, ông bị bệnh nặng và mất khi vừa tròn 30 tuổi.

Lê Ninh là chí sĩ yêu nước kiên cường dũng cảm, dù khó khăn gian khổ vẫn không đội trời chung với giặc. Ông mất đi nhưng cuộc khởi nghĩa do ông khởi xướng vẫn tiếp tục và những người con của dòng họ Lê noi gương ông tiếp tục tham gia chiến đấu hoạt động trong các phong trào yêu nước chống Pháp cho đến khi cách mạng Tháng 8 thành công.

                                                                     Theo Hà Tĩnh Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm