Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 1945

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 85708

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11546004

 
Trang nhất » Tin Tức » Dạy và học 01:38 EDT Thứ tư, 24/04/2024

CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VỀ VIỆC ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG THCS BÌNH THỊNH – ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH.

Thứ sáu - 22/08/2014 12:32
Hiệu trưởng Nguyễn Viết Hưởng và Tiến sĩ Trần Đình Châu -Vụ trưởng, Giám đốc dự án PTGDTHCSII

Hiệu trưởng Nguyễn Viết Hưởng và Tiến sĩ Trần Đình Châu -Vụ trưởng, Giám đốc dự án PTGDTHCSII

Trường THCS Bình Thịnh là một trường liên xã, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Đức Thọ, trường đóng ở một vùng quê có làng Mộc Thái Yên nổi tiếng từ bao đời nay. Năm học 2009-2010 trường có 19 lớp với 710 em học sinh và 48 cán bộ giáo viên. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia năm 2005.
 

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường đã có nhiều hoạt động sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, được ban chỉ đạo cấp huyện đánh giá là xuất sắc của huyện Đức Thọ. Một trong những nội dung mà nhà trường đã làm tốt đó là Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Để làm cho việc dạy học có hiệu quả nhà trường đã tích cực đổi mới PPDH. Là một đơn vị được thụ hưởng chương trình Dự án THCS và được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD-ĐT Đức Thọ nhà trường đã triển khai một cách quyết liệt việc đổi mới PPDH, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ và đồng bộ ở tất cả các khâu tuyên truyền, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm. Đặc biệt từ năm 2009 đến nay, nhà trường đã bám sát kết luận của Phó thủ tướng, Bộ trưởng BGD Nguyễn Thiện Nhân tại hội thảo “Chỉ đạo quản lí đổi mới PPDH ở các trường Phổ thông” tại thành phố Vinh - Nghệ An, tháng 2/2009. Với các nội dung rõ ràng, dễ hiểu, dễ vận dụng của văn bản đã nêu ở trên, nhà trường vững tin hơn ở những việc đã làm và sẽ làm để đổi mới PPDH. Sau đây là một số nét cơ bản về đổi mới PPDH mà các cá nhân, các chủ thể của việc đổi mới PPDH ở trường chúng tôi đã làm được.

1. Hoạt động đổi mới PPDH của các giáo viên :

            GV trường THCS Bình Thịnh đã được học tập, trao đổi để nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, tất cả GV đều hiểu rằng đổi mới PPDH không phải là sự phủ nhận hoàn toàn phương pháp Thuyết trình, đàm thoại mà phải biết vận dụng khéo léo, hài hòa các phương pháp Thuyết trình, thảo luận, học cá nhân, học tương tác, học trong hoạt động. Các giáo viên đã nhận thức được vai trò của việc ứng dụng CNTT đối với việc đổi mới PPDH nhưng cũng không quá máy móc sa vào khuynh hướng “Nhìn chép”. Nhiều giáo viên đã tích cực tự học, tìm tòi, sưu tầm tư liệu, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp; Hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH.

Nhà trường cũng đã tạo điều kiện giới thiệu để giáo viên biết được các giáo viên dạy giỏi có PPDH tốt ở trong huyện Đức Thọ và Thị xã Hồng Lĩnh để tiếp cận, học hỏi. Trường cũng đã mời một số giáo viên giỏi ở các đơn vị khác về trực tiếp báo cáo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm như Thầy Nguyễn Ngọc Hùng (Trường Hoàng Xuân Hãn - Đức Thọ), Thầy Lê Bá Hoàng (Chuyên viên phòng GD Hồng Lĩnh)… Các giáo viên bộ môn thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ các đồng chí Tổ trưởng chuyên môn, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng…

 Tiêu biểu cho đội ngũ giáo viên trong việc say mê khám phá, tích cực đổi mới PPDH là các thầy Phan Công Thái, Đoàn Xuân Bảo, Nguyễn Thị Thanh Hương… Không phải là giáo viên dạy Tin học, nhờ tự học mà Thầy Phan Công Thái trở thành người mở đường, dẫn dắt cho cả tập thể  làm quen với máy tính, với các phần mềm ứng dụng, với mạng Internet.Với  lòng say mê tìm hiểu CNTT, Thầy Thái được đồng nghiệp trìu mến đặt cho danh hiệu là “Từ điển sống” về ứng dụng CNTT của trường. Thầy Thái còn là người dày công tổ chức cho các em học sinh yêu Toán đến được với sân chơi “Giải toán qua mạng ViOlympic”. Trong số 45 em học sinh giỏi giải toán qua mạng bậc học THCS của huyện Đức Thọ năm học 2009-2010 thì đội tuyển khối 6 của trường Bình Thịnh do Thầy Thái phụ trách đã giành 11 giải và có 1 em trong số đó đã đạt giải 3 cấp tỉnh. Điều đáng nói ở đây là cả 11 em giành giải đều là con nhà nghèo, gia đình chưa có máy tính nối mạng mà các em chỉ được tham gia hoạt động này ở phòng máy của trường do thầy Phan Công Thái phụ trách. Sự trưởng thành về năng lực ứng dụng CNTT của thầy Phan Công Thái cũng có thêm lý do là đã mạnh dạn học hỏi các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực mà mình chưa biết, đã nhiều lần Thái mạnh dạn gọi điện thoại, gửi email hoặc Chat với các thầy Nguyễn Lương Hùng (Ban quản trị mạng Violet) và cả thầy Cục trưởng Quách Tấn Ngọc để học hỏi thêm.

Một tấm gương nữa cũng được đồng nghiệp nể phục là thầy Đoàn Xuân Bảo, giáo viên dạy môn Mỹ thuật. Thầy Bảo là người giữ kỷ lục của trường về số bài giảng, số tiết dạy có sử dụng các trình chiếu điện tử do thầy trực tiếp soạn. Những tiết dạy với nguồn tư liệu dồi dào, phong phú, sinh động đã góp phần làm đẹp thêm tâm hồn và giúp nhiều em không học giỏi về văn hóa nhưng lại có năng khiếu hội họa để rồi khi rời ghế nhà trường những em học sinh này của làng mộc Thái Yên đã trở thành những thợ chạm tài hoa, trong đó có ảnh hưởng phong cách hội họa của Thầy Bảo rất nhiều. Giành thời gian nhiều cho việc viết bài, sưu tầm và chia sẻ thông tin qua mạng cũng là một cách mà Thầy Bảo làm để góp phần nâng cao năng lực nghiệp vụ, bồi dưỡng tâm hồn làm cho cuộc sống của các em trở nên có ý nghĩa hơn. Nổi trội trong việc hướng dẫn học sinh tự học, tự đánh giá kết quả học tập từ đó tạo được hiệu quả cao của việc đổi mới PPDH phải kể đến các Thầy Nguyễn Thành Lê, Cô Lê Thị Mai Huệ, Cô Nguyễn Thị Hồng Diệp, Cô Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Bích Nhung… Thành quả rõ nét nhất là chất lượng văn hóa đại trà và thành tích bồi dường học sinh giỏi của các cô bao giờ cũng làm cho đồng nghiệp phải thán phục.

 2. Hoạt động của các tổ trưởng chuyên môn :
a. Tổ chuyên môn với việc hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH

            Trường THCS Bình Thịnh có 4 tổ chuyên môn với 4 tổ trưởng là các Thầy cô Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Thị Hồng Diệp, Lê Thị Mai Huệ và Vương Thị Hồng Thắm. Các tổ trưởng chuyên môn đã trực tiếp tuyên truyền vận động và hình thành nên các giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH .

- Để hình thành giáo viên cốt cán, nhà trường chọn lựa những giáo viên có kiến thức tốt nhất của các tổ, điều này được xác định qua kết quả các lần khảo sát giáo viên do Sở và phòng GD-ĐT tổ chức, qua dư luận và sự đánh giá của đồng nghiệp. Những giáo viên này cũng là những người có lòng say mê và tâm huyết với nghề, có chí tiến thủ, có khả năng và nghiệp vụ sư phạm tốt.
- Sau khi đã chọn lựa được những giáo viên cốt cán, nhà trường đã giao trách nhiệm cho đội ngũ này làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn hoặc làm nhóm trưởng các bộ môn để gắn trách nhiệm và quyền lợi đồng thời tạo cho họ có vị trí nhất định để có thể thực hiện được các dự định, kế hoạch để đổi mới PPDH.

- Trong quá trình chọn lựa đội ngũ cốt cán đa số các giáo viên này tuổi đời và tuổi nghề còn ít nên dễ sinh va chạm với những giáo viên đã lớn tuổi, nhà trường phải luôn làm công tác tư tưởng để những người lớn tuổi có cái nhìn độ lượng hơn với lớp trẻ và nhà trường luôn ủng hộ cái mới, nuôi dưỡng, uốn nắn để cái mới có điều kiện phát triển. Sau một thười gian kiên trì chọn lọc, vận động đến nay đội ngũ giáo viên cốt cán của trường THCS Bình Thịnh đã trưởng thành. Những con chim đầu đàn của các bộ môn như Thầy Lê, Cô Hương, Cô Nhung ( Môn Toán), Cô Diệp, Cô Diện, Cô Hoa, Cô Huyền ( môn Ngữ văn), Cô Huệ ( môn Tiếng Anh), cô Thắm ( môn Sinh), Thầy Thái ( Công nghệ); cô Hiệp ( Âm nhạc); Thầy Bảo ( Mỹ Thuât)… đã có tác dụng đi đầu trong việc đổi mới PPDH

- Đội ngũ giáo viên cốt cán của trường Bình Thịnh chẳng những đã góp phần giúp đỡ bồi dưỡng cho các đồng nghiệp trong trường mà họ còn được Phòng GD-ĐT Đức Thọ giao làm nòng cốt, làm giảng viên hoặc dạy minh họa cho các lớp bồi dưỡng chuyên đề do Phòng tổ chức

            b. Tổ chuyên môn với việc điều hành các hoạt động chuyên môn khác

Các tổ trưởng CM đã bám sát chức năng nhiệm vụ và những văn bản quy định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh về hoạt động của tổ chuyên môn. Chính vì vậy mà các tổ chuyên môn của trường Bình Thịnh đã phát huy tác dụng trong việc thúc đẩy và làm nòng cốt cho việc đổi mới PPDH.

Những tổ nhóm chuyên môn có nhiều giáo viên như Văn, Toán … nhà trường yêu cầu mỗi tuần phải bố trí được 2 tiết dạy để đồng nghiệp dự giờ; các tổ nhóm còn lại thì 1tiết/tuần. Sau khi dự giờ việc góp ý, chia sẻ kinh nghiệm đã được các tổ, các giáo viên thực hiện nghiêm túc nhưng cởi mở thân thiện; không có xu hướng làm nặng nề nhưng cũng không xuề xòa, dễ dãi. Chính nhờ hoạt động này mà nhiều giáo viên có sự tiến bộ vượt bậc về phương pháp giảng dạy như giáo viên Ngô Thị Huệ Anh (Toán), Nguyễn Thị Xuân Minh (Tiếng Anh), Võ Thị Thanh Huyền (Ngữ Văn).

Trong các tổ trưởng chuyên môn thì nổi bật nhất về đổi mới PPDH là Cô Vương Thị Hồng Thắm. Là một tổ trưởng có chuyên môn là Sinh, hóa cô Thắm đã tạo ra nhiều đồ dùng dạy học đặc sắc như các mẫu ngâm về các loài cá, ếch… Các tiết thực hành Hóa học với những thí nghiệm sinh động bằng hóa chất, ống nghiệm thật xen với những thí nghiệm ảo trên máy tính được cô trình chiếu một cách khoa học, hợp lý có sức lôi cuốn thật sự. Trong hội thảo đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt các tổ nhóm chuyên môn do Sở GD-ĐT Hà Tĩnh tổ chức, báo cáo kinh nghiệm về chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn do cô Thắm trình bày đã được đánh giá cao, được biên tập vào kỷ yếu của hội thảo và được phổ biến, áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh. Cũng trong đợt tập huấn về ứng dụng CNTT trong giảng dạy hè 2010 vừa qua của Bộ Giáo dục tổ chức tại thị xã Cửa Lò, cô Vương Thị Hồng Thắm cũng được báo cáo kinh nghiệm về  vận dụng CNTT trong giảng dạy môn sinh học ở trường THCS. Rõ ràng là các hoạt động về đổi mới PPDH ở trường THCS Bình Thịnh đã được các cấp quản lý giáo dục đánh giá có nhiều mặt tốt và có sức lan tỏa đến nhiều trường trong cụm, huyện

3. Hiệu trưởng với việc đổi mới PPDH:

Là người đã gần 20 năm làm Hiệu trưởng, tôi luôn có ý thức phấn đấu làm người đi tiên phong về việc đổi mới PPDH.

            a. Trước hết tôi đã cố gắng để có những đổi mới PPDH bộ môn mà mình phụ trách, Trước đây tôi được học 10+3 Văn Sử, sau này đã hoàn thành Đại học tại chức môn Ngữ văn, tôi đã trực tiếp dạy tuần 2 tiết về môn Văn, Sử hoặc GDCD. Bản thân đã chịu khó tìm tòi để nắm chắc kiến thức, tích cực đổi mới PPDH. Điều mà tôi đã áp dụng thành công là để làm cho tiết dạy GDCD, Lịch sử bớt khô khan, tôi đã đầu tư thời gian để làm các ô chữ, xây dựng các tiểu phẩm minh họa, chụp ảnh, trình chiếu, áp dụng các hình thức trò chơi trên truyền hình vào một phần của các tiết dạy như các chương trình: Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng, Rạng rỡ Hồng Lam, Âm vang xứ Thanh… Các tiết dạy của tôi được học sinh thích thú, các đồng nghiệp đánh giá cao.

            b. Đổi mới hình thức hội họp, báo cáo, thuyết trình:

             Là hiệu trưởng tôi luôn cố gắng tạo ra sự hấp dẫn, hiệu quả từ sự vận dụng CNTT để thuyết phục cán bộ giáo viên thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn: Chẳng hạn để hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt chuyên đề “Trình bày bảng trong các tiết dạy” do Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức tôi đã dùng máy ảnh để chụp lại các bài viết của hầu hết các giáo viên trong trường. Vì vậy mà khi báo cáo về thực trạng cách trình bày bảng của giáo viên, tôi đã dùng các hình ảnh đó để minh họa. Chính những hình ảnh đó đã giúp cho giáo viên tự nhìn nhận và sẽ có quyết tâm khắc phục những lối cẩu thả khi trình bày. Đặc biệt khi đưa lên trình chiếu tôi sắp xếp những hình ảnh trình bày đẹp, mẫu mực bên cạnh những hình ảnh mà các giáo viên đã trình bày chưa đạt yêu cầu để người xem tự rút ra bài học. Bên cạnh đó tôi cũng chú trọng tăng cường sử dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục khác như tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa mà trường nhận chăm sóc.

            c. Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH : Phương châm của nhà trường là làm thường xuyên, không nóng vội nhưng cũng không lơ là buông lơi, vì nếu người hiệu trưởng không kiên trì thì sự đổi mới sẽ không bền vững.

            d. Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ việc đổi mới PPDH:

             Trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, ngân sách của nhà nước đầu tư cho các thiết bị dạy học chưa nhiều, nhà trường THCS Bình Thịnh đã huy động nhiều nguồn lực để mua sắm các phương tiện như sự giúp đỡ của dự án thay sách THCS được 9 máy vi tính, sự đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh, sự giúp đỡ của các hội đồng hương ở các thành phố lớn… Đến nay nhà trường đã có 40 máy tính có nối mạng Internet, 5 máy phục vụ công tác văn phòng và trang bị cho các tổ chuyên môn, các bộ phận, có 2 máy trình chiếu Projector, máy quay phim chụp ảnh kỹ thuật số, các phòng bộ môn được sắp xếp hợp lý. Cán bộ phụ trách thiết bị, phụ trách CNTT của nhà trường rất nhiệt tình, tận tụy. Đặc biệt nhà trường đã mua sắm được phòng máy tính theo công nghệ mới MaxClone với 1 máy chủ và 20 máy thành viên có nhiều tính năng ưu việt như tiết kiệm điện, thuận lợi cho việc quản lý, điều hành của giáo viên trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá và tổ chức các kỳ thi như Thi nghề Tin học phổ thông, thi giải toán qua mạng… Tạo được sự hấp dẫn cho cả cha mẹ học sinh như việc nhà trường tổ chức cho học sinh thi giải toán qua mạng vòng 20 đã mời cha mẹ học sinh đến chứng kiến. Cha mẹ học sinh ngồi ở văn phòng nhà trường có thể theo dõi được tiến độ làm bài của con em mình thông qua phần mềm TeamView mà không ảnh hưởng đến tâm lý của các em.

            e. Xây dựng trang thông tin điện tử có địa chỉ: thcsbinhthinh.violet.vn. Trang website của trường THCS Bình Thịnh đã thực sự trở thành một công cụ để tuyên truyền đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục. Nội dung của trang website khá phong phú, hấp dẫn trở thành diễn đàn, kho tư liệu về ngân hàng đề, các kinh nghiệm chuyên môn và các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo chuyên môn, đồng thời cũng là nơi để chia sẻ những trang viết làm giàu thêm đời sống tâm hồn, tình cảm của giáo viên, học sinh. Cũng thông qua trang thông tin này mà xã hội, bạn bè gần xa hiểu thêm về các hoạt động của nhà trường. Các thông tin của trang web được các thành viên chăm chút thường xuyên và là một trong những trang website mạnh của thư viện violet. Cũng thông qua việc xây dựng website này mà trường THCS Bình Thịnh trở thành đơn vị cung cấp nhiều bài viết, nhiều tư liệu nhất cho trang website cuả Phòng GD-ĐT Đức Thọ.

             Việc đánh giá trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên được nhà trường tiến hành thường xuyên, dân chủ, công khai và có sự động viên khen thưởng phù hợp.

            Những giáo viên có ý thức, có điều kiện mua sắm các thiết bị CNTT như máy ảnh, Laptop, máy in… thì nhà trường có ủng hộ một phần kinh phí nhỏ để động viên.

             Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH. Chính từ việc đổi mới PPDH này đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Chất lượng văn hóa kể cả đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên rõ rệt. Kết thúc năm học 2009-2010, số lượng và chất lượng học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh xếp ở tốp đầu của huyện Đức Thọ (2 em học sinh giỏi tỉnh, 123 lượt học sinh giỏi các kỳ thi học sinh giỏi văn hóa, olimpich văn hóa, TDTT cấp huyện). Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 được xếp thứ 2 trong 7 đơn vị thuộc cụm thi ở trường PTTH Trần Phú. Có 17 cán bộ giáo viên đủ tiêu chuẩn để làm hồ sơ đăng ký danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở. Hằng năm xã Thái Yên và Đức Thịnh đều nằm ở tốp đầu trong toàn huyện Đức Thọ về số lượng học sinh thi đậu và các trường Đại học và Cao đẳng của huyện. Các cấp ủy Đảng chính quyền và phụ huynh học sinh ngày càng tin tưởng, gắn bó với nhà trường. Đây cũng là một thành công bước đầu đáng ghi nhận của nhà trường trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Với suy nghĩ muốn được chia sẻ trao đổi kinh nghiệm với các các đơn vị bạn, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Ban chỉ đạo các cấp và của quý vị đại biểu tham dự hội thảo để trường THCS Bình Thịnh tiếp tục thực hiện tốt hơn phong trào thi đua“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
                                                                                      Nguyễn Viết Hưởng 
                                                                               Hiệu trưởng THCS Bình Thịnh 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm