Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 1291

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 52799

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11415625

 
Trang nhất » Tin Tức » Di tích-Danh Thắng 06:56 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Du lịch Tây Bắc: Điện Biên - Lai Châu

Thứ năm - 02/07/2015 20:59
Chiều 23/6, khởi hành lên thành phố Điện Biên Phủ. Đã từng ngâm nga câu thơ của Tố Hữu: Dốc Pha đin chị gắng anh tồ / Đèo Lũng Lô anh hò chị hát... nay đứng trên đỉnh đèo Pha Đin cao 1.648 mét so với mực nước biển mới thấy được sự gian khổ hi sinh của thế hệ trước để có được chiến thắng Điện Biên Phủ Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Đèo Pha Đin dài 32 km là chỗ giáp ranh giữa huyện Thuận Châu (Sơn La) và Tuần Giáo (Điện Biên), được xếp vào “tứ đại đèo” của vùng Tây Bắc. Theo cậu HDV thì Đèo Pha Đin bây giờ không còn hiểm trở như nhiều năm về trước, dẫu vẫn còn nguyên vẹn 8 cung đường lúc lên, lúc xuống ngoằn ngoèo và vô số khúc cua chữ Z, chữ A nhưng đèo đã được hạ độ cao không còn gồ ghề, chật hẹp như xưa. Dọc đường phía Tuần Giáo Điện Biên những hàng cây hoa ban mới trồng đang được các trường học, cơ quan nhận chăm sóc hứa hẹn sẽ là một con đường đẹp mang đậm nét đặc trưng miền Tây Bắc.

 
Thành phố Điện Biên Phủ là tỉnh lị của tỉnh Điện Biện. Đây là một đô thi qui mô nhỏ nhưng mang tầm vóc lớn bởi chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 góp phần quan trọng chấm dứt sự có mặt của thực dân Pháp ở Việt Nam. Trong ngày 24/6, đoàn đã lần lượt tham quan các điểm: Bảo tàng ĐBP, Đồi A1, Hầm Đờ cát, khu di tích sở chỉ huy Mường Phăng.

Trước khi đi, được anh Lê Như Long, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện kể về cô hướng dẫn viên du lịch ở Bảo tàng Điện Biên Phủ. Quả là không sai, xinh đẹp trong trang phục dân tộc Thái (nhưng cô ấy lại là người Kinh), chất giọng ấm, dí dỏm và truyền cảm. Những điều tưởng chừng như đã biết mà vẫn muốn nghe... Nghĩ bụng giá như giáo viên dạy lịch sử ai cũng như thế này thì làm sao học sinh chán sử được!

Buổi chiều đến Mường Phăng, nơi cách đây 60 năm là Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 15 km theo đường chim bay (nhưng thực tế theo đường chim đi ô tô phải mất 1 tiếng). Đường xấu, len lỏi giữa các bản người Thái với đặc điểm là ở nhà sàn, quần áo treo đầy trước nhà, có nhiều phụ nữ ngồi bên cửa nhìn ra, những đứa trẻ mặt mũi nhoem nhuốc, hồn nhiên vẫy tay chào khách qua đường. Nhìn chung cuộc sống của đồng bào ở đây còn rất khó khăn.

Tại Mường Phăng, cảm thấy thú vị khi ngoài cô HDV chuyên nghiệp thì luôn có những HDV nghiệp dư đồng hành trên chặng đường khoảng 2 km từ trạm đón tiếp lên sở chỉ huy. Đó là những đứa trẻ dân tộc khoảng 9, 10 tuổi, chân đi dép tổ ong nhưng nói năng như những chiếc máy ghi âm. Luôn đi cạnh tôi là một cậu bé vừa học xong lớp 4 (trong ảnh ngoài cùng bên phải), rất lễ phép, nói tiếng phổ thông chưa thật rõ nhưng trôi chảy. Có một chi tiết khá thú vị là cậu bé kể chuyến về thăm Mường Phăng của Cụ Giáp năm 2004 cứ như là cậu là người trong cuộc mặc dù lúc đó cậu ta chưa sinh. Nào là dân làng san đồi làm nơi đỗ máy bay chở Cụ Giáp, nào là Cụ Giáp đi ô tô cúng với bác sĩ, bảo vệ còn người nhà của Cụ đi xe khác; nào là Cụ Giáp cho dân làn 3 con trâu để liên hoan. Rồi về nơi ở của Cụ Giáp, Cụ Hoàng Văn Thái, Cụ Hoàng Đạo Thúy... Trong đoàn cũng có người cảm thấy khó chịu vì nghe nói sau đó chúng sẽ xin tiền. Nhưng với tôi thì không. Trên đường trở về bãi đậu xe, cậu bé cùng mấy đứa bạn vẫn đi cùng và tiếp tục trò chuyện vui vẻ, không có biểu hiện gì về việc xin tiền. Xuống đến gần cổng ra, cô Dung trong đoàn lấy ra 20 ngàn đưa cho cậu bé và nói: Cô cho con và các bạn để mua bánh kẹo. Cậu bé lễ phép cảm ơn và không quên chúc sức khỏe các cô các bác.

Xem TV và báo mạng thấy ở Thuận Châu - Sơn La nơi đoàn vừa đi qua có mưa lớn gây lũ quét thấy hú hồn. May thay Điện Biên Phủ hôm nay không mưa, trời vẫn đẹp. HDV du lịch thông báo sáng mai khởi hành đi Sa Pa lúc 6h30, đề phòng tắc đường do lở đất cần chuẩn bị thêm đồ ăn dọc đường. Lại thấy lo lo...

Ngày 25/6: Hành trình Điện Biên Phủ - Sa Pa

6h30 rời khách sạnh A1 Điện Biên Phủ theo quốc lộ 12 đi Sa Pa. Chặng đường Điện Biên Phủ - Mường Lay khoảng 100km tương đối dễ đi nhưng đến tiếp đó quốc lộ 12 đi dọc sông Nậm Na có các nhà máy thủy điện Nậm Na 1,2,3 đang xây dựng đường nhỏ, một bên núi, một bên sông xe chạy như rùa bò. Quan sát thấy xuất hiện nhiều chổ đất lở từng đống nhỏ nhão choẹt. Mọi người bắt đầu thấy lo lo. Gần 12h, xe đến khu vực xã Pa Tần (cách thị trấn Pa So huyện Phong Thổ Lai Châu (nơi đoàn sẽ nghỉ ăn trưa) khoảng 15 km thì tắc đường. Một đống đất ước khoảng chục khối lấp gần hết mặt đường. Từng đoàn xe nối dài nằm chờ từ 2 phía. Hàng trăm con người gồm cả lái xe, hành khách và dân bản đứng nhìn với những tâm trạng khác nhau. Người đi xe thì sốt ruột, dân bản thì cảm thấy vui vui vì đông người.

Một chủ xe đưa ra sáng kiến: Thuê dân bản dọn đường. Mọi đười nhất trí cử mấy người đàm phán.
- Hai triệu dọn đống đất này được không ?
- Hai triệu không làm.
- Thế thì ba triệu
- Ba triệu không làm
- Thế thì năm triệu.
- Năm triệu cũng không làm.
- Vì sao không làm ?
- Vì .. để thế cho vui !
Bó tay !!! Mọi người cảm thấy chán nản.

Nhưng ngay sau đó, một chị dân bản nói: Ta nghĩ ra rồi, không làm được đâu, xúc được chổ này thì đất trên kia lại đổ xuống, phải có máy thôi.

Nghĩ lại thấy đúng. Phải chờ cứu hộ. Và phải đến 15h thì xe chở máy xúc mini tới. Và cũng chỉ cần khoảng 15 phút, đống đất được gạt ra hai bên đủ cho một làn xe chạy. Thế là thông đường. Cứ mỗi lượt xe qua, dân bản bên đường lại vỗ tay rào rào. Đúng là vui thật. Nỗi lo sợ tiêu tan, thay vào đó là cảm giác thú vị: Bây giờ mới hiểu được thế nào là lở đất, thế nào là tắc đường... điều mà trước đó chỉ nghe và thấy trên TV.

16h nghỉ ăn trưa (bù) tại thị trấn Pa So huyện Phong Thổ Lai Châu.

Xem thêm: Du lịch Tây Bắc: Hòa Bình - Sơn La
                        

Tác giả bài viết: BNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm