Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 4648

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 127238

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 13072440

 
Trang nhất » Tin Tức » Di tích-Danh Thắng 00:06 EDT Thứ bảy, 12/10/2024

Sâu lắng hồn quê…

Thứ năm - 28/08/2014 23:25
Thượng nguồn Sông La

Thượng nguồn Sông La

Thượng nguồn Sông La Sông La như một dải lụa mềm mại, dòng chảy ấy chứa “bao nỗi vui sầu” trước nghiệt ngã của thiên tai để làm nên một Đức Thọ “gạo trắng, nước trong”. Nước sông La như bầu sữa mẹ “nuôi anh hùng nghĩa khí”, nuôi lớn bao thế hệ thành nguyên khí của quốc gia...
Ngược dòng La theo dặm dài lịch sử

Việt Sơn - ngọn núi nằm cuối cùng của dãy núi Thiên Nhẫn và ngọn Tùng Lĩnh - khởi đầu của dãy Trà Sơn được ví như 2 cột hoa biểu dựng trước ngõ Tây bắc huyện Đức Thọ. Dưới 2 chân núi này là bến Tam Soa. Ngọn nguồn sông La bắt đầu từ điểm xuất phát này và lặng lẽ chảy về sông Cả. Từ thuở xưa, sông La đã nổi tiếng đẹp như một dải lụa xanh uốn lượn giữa đất trời. Dọc đôi bờ sông La là những bờ tre, bãi mía, nương dâu và làng quê thanh bình. Xưa kia, cha ông ta đã nhận xét: “Nước sông La tuy không sâu nhưng không nông, chảy không nhanh nhưng cũng không quá chậm. Vị nước ngọt mà thơm, tính bình mà nhuận, có cảnh trí tắm nước hứng gió, có phong độ của bọn bút nghiên, đây là nơi núi sông giao hội, dương âm hòa hợp...”.

Sông La gắn với người, sông La gắn với đất và sông La gắn với núi. Ngọn Tùng Lĩnh - biểu tượng sức mạnh và khí tiết của cha ông trong đánh giặc cứu nước, đã trở thành niềm kiêu hãnh của người dân Đức Thọ. Từ trên đỉnh núi có thể nhìn rõ bến Tam Soa và mênh mông làng mạc. Theo nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh, trên mái Tây núi có ngôi đền thờ vị tướng nghĩa quân Lam Sơn Đinh Lễ, đối diện phía cửa sông Ngàn Phố là ghềnh Đỗ Xá, nơi tướng Đinh Lễ phục binh đánh tan đội quân của Trần Trí từ núi Phù Lê - Cửa Khâu chạy về. Phía Đông núi có chùa cổ Huyền Lâm, còn có tên Thạch Động tự, được xây dựng từ thời chúa Trịnh Khải (1782-1786). Trải bao biến cố lịch sử, ngôi chùa này vẫn giữ được nhiều pho tượng đẹp. Đời Hồng Đức thứ 9 (1478), vị phúc thần Đinh Lễ được phong tặng tước hiệu Linh Cảm Đại vương nên ngôi đền thờ phụng ông được nhân dân thời ấy gọi là đền Linh Cảm. Từ đấy, núi Tùng Lĩnh cũng có thêm một tên gọi mới là Linh Cảm.

Cách núi Tùng Lĩnh khoảng 2 km, bên bờ Ngàn Sâu có một ngọn núi trông giống như một con voi phục khổng lồ, người ta gọi là núi Tượng Lĩnh. Tượng Lĩnh quanh năm soi mình xuống bến nước Ghềnh Tàng, điểm xuyết thêm nét đẹp hữu tình sông nước. Tương truyền, đây là đất Tàng Cao xưa, nơi Trạng Sử Đức Huy, con Trạng Sử Hy Nhan đến khẩn ruộng, lập làng.

Một thắng cảnh khác gây dấu ấn cho tao nhân mặc khách của vùng đất La Giang là Phù Thạch. Đây là dải đá ngầm từ mái Tây Hồng Lĩnh chạy qua xã Ngũ Khố (sau là Ngũ Phúc, Ngũ Lộc) đến xã Vịnh Đại (nay là xã Đức Vịnh, Đức Thọ) với nhiều tảng đá nổi bên bờ, nhiều tảng đá nằm lờ đờ dưới mặt nước. Ngoài ra, La Giang - Đức Thọ còn có những dấu son lịch sử như địa danh Bà Hồ (nay là xã Yên Hồ), thủ đô kháng chiến Hậu Trần, phủ trị Đức Quang đời Lê (Đức Tùng), các đại đồn Trung Lễ, Đông Thái thời Cần vương, đền Nghĩa Vương ở Yên Hồ, các đình đền Mỹ Xuyên ở Đức Lập, Tứ Phi ở Đức Châu, Ngũ Long ở Đức Lạc, các chùa cố Hoa Lâm, Tiên Nữ, Phượng Tường...

Sông nuôi người giỏi chữ, giỏi nghề

Nhắc đến làng có người giỏi chữ từ nhiều thế kỷ tới nay của miền Trung xứ Nghệ, người ta không thể không nhắc tới Tùng Ảnh. Đất Tùng Ảnh không chỉ sinh ra những anh hùng nghĩa khí, đất Tùng Ảnh còn sinh ra “lắm ông nghè, ông trạng”. Sự học luôn được kết nối từ thế hệ này đến thế hệ khác, vì thế, có giai thoại làng Tùng Ảnh “phát quan” nhờ có bãi Ngưu Chữ dưới dòng sông La hướng thẳng vào làng. Ngưu Chữ là cồn bãi được bồi lắng từ hàng triệu năm trông giống như một ngọn bút, dân vẫn thường quen gọi Cồn Soi. Bãi Cồn Soi bốn mùa xanh ngắt rau màu, cây trái.

Làng Tùng Ảnh có nhiều danh nhân, chí sỹ, nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có lãnh tụ Cần vương Phan Đình Phùng và cố Tổng Bí thư Trần Phú. Phan Đình Phùng nổi tiếng thông minh và chăm học từ nhỏ. Năm 30 tuổi, ông đã đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, được bổ làm quan tri huyện Yên Khánh - Ninh Bình, rồi được lên chức Ngự sử ở Đô đốc viện. Phan Đình Phùng vốn tính cương trực ngay thẳng và liêm khiết. Ông dám mắng thẳng những điều sai trái của đại thần Tôn Thất Thuyết ngay giữa văn võ bá quan nên bị triều đình phế truất trở về quê sinh sống (1883).

Năm 1884, triều đình Huế chia thành phe phái, hỗn loạn, sau hiệp ước Pa-tơ-nốt(1884), thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau khi vua Hàm Nghi phát hịch Cần vương cứu nước và ra đến Sơn phòng Phú Gia (Hương Khê), Phan Đình Phùng đã tích cực chiêu tập các sĩ phu và yết kiến vua Hàm Nghi về những chiến lược quân sự của mình, được vua giao cho chức Thống đốc quân vụ đại thần, lãnh đạo phong trào chống Pháp trên 4 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, lập đại bản doanh tại căn cứ Vũ Quang. Cuộc khởi nghĩa của sĩ phu yêu nước Phan Đình Phùng tuy thất bại nhưng đã thổi vào lòng nhân dân cả nước ngọn lửa đấu tranh kiên cường, bất khuất.

Sau Phan Đình Phùng vào đầu thế kỷ XX, quê hương Tùng Ảnh lại trao truyền dòng máu cách mạng cho một người con thông minh và trung hiếu – Trần Phú. Thấm đẫm cảnh nước mất, nhà tan, Trần Phú đã đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Sự nghiệp và tên tuổi của đồng chí Trần Phú cùng với câu nói “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” đã trở thành niềm tin, lẽ sống cho muôn người cộng sản. Ngày nay, khu mộ đồng chí Trần Phú nằm trên đồi Quần Hội, hướng về bến Tam Soa hiền hòa, thơ mộng, bình thản dõi theo từng nhịp bước quê hương trong cuộc cách mạng mới.

Cùng với những người con tài hoa, học hành đỗ đạt, sông La còn nuôi nấng nên những bàn tay, khối óc tài hoa trong lao động. Từ thế kỷ thứ XIX trở về trước, đôi bờ La Giang đã hình thành những làng nghề truyền thống gắn với những đặc trưng thổ nhưỡng của vùng.

“Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ”.

Câu ca dao gợi hình ảnh người con gái Yên Hồ đẹp người, đẹp nết, miệt mài bên khung cửi để làm nên những vuông lụa Hạ nổi tiếng. Cùng với lụa Hạ, nón Yên Hội cũng là sản phẩm thủ công truyền thống được nhân dân nhiều vùng ưa thích. Tả ngạn sông La là Trường Xuân (nay là xã Trường Sơn) nổi tiếng với nghề đan lát, cào hến. Các sản phẩm mây tre đan và hến chợ Thượng đã trở thành thương hiệu ăn sâu trong tiềm thức người dân cả 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nhân dân Trường Xuân còn giàu lên từ nghề đóng thuyền. Với kỹ thuật xẻ, chuốt, uốn cong mui thuyền điêu luyện, thuyền của Trường Xuân đã thành “ngôi nhà di động” của dân vạn chài trên sông nước, thành phương tiện cho bao nhiêu gia đình khi mùa lũ tới. Thời điểm năm 1976-1989, làng Trường Xuân đã xây dựng và phát triển HTX Đóng thuyền Lý Chính Thắng, thời đó đã có hơn 150 xã viên tham gia, mỗi năm, sản xuất được hàng trăm chiếc thuyền. Sau những biến động kinh tế thị trường, hợp tác xã giải thể, xã viên chuyển sang làm ăn theo hình thức gia đình hoặc tổ hợp.

Cùng với sự thay đổi của đời sống KT-XH và sự biến đổi của tự nhiên, những cảnh quan đôi bờ sông La không còn được như trước. Vẻ đẹp thôn dã trên bến, dưới thuyền và những tập tục sinh hoạt văn hóa của ông cha không còn. Tuy nhiên, tôi biết rằng, dòng chảy hiền hòa ấy vẫn chở trong mình hồn cốt của một miền quê chan chứa nghĩa tình.

                                                                                       Quỳnh Hậu (baohatinh.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn

Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved