Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 2532

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 91182

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11551478

 
Trang nhất » Tin Tức » Kỹ năng sống 11:48 EDT Thứ năm, 25/04/2024

“Ba có, bốn không” trong văn hóa giao thông

Thứ hai - 05/01/2015 02:30
“Ba có, bốn không” trong văn hóa giao thông

“Ba có, bốn không” trong văn hóa giao thông

“Văn hóa giao thông” là một trong những nội dung quan trọng được Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia tập trung tuyên truyền trong tháng An toàn giao thông ( ATGT) năm nay đã kết thúc với kết quả giảm cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông (TNGT)… so với tháng trước và Tháng ATGT năm ngoái.
Theo Cục cảnh sát giao thông đường sắt, đường bộ cho biết, do chủ động triển khai kế hoạch bảo đảm tháng ATGT, trong tháng an toàn giao thông, tai nạn giao thông đã được kiềm chế, toàn quốc đã xử lý 585.300 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ ( TTATGT) trong đó có 49.265 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, nộp kho bạc nhà nước 154 tỷ đồng, tước 20.608 giấy phép lái xe, tạm giữ 2.048 xe ô tô, 61.010 xe mô tô, 678 phương tiện khác. Trong đó, có 974 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 864 người, bị thương 727 người. So với tháng 8/2010 giảm 110 vụ, giảm 72 người chết, giảm 77 người bị thương.

Tuy nhiên tai nạn đường sắt vẫn tăng, toàn quốc xảy ra 42 vụ, làm chết 25 người, bị thương 23 người, so với tháng 8/ 2010 tăng 2 vụ, tăng 3 người chết, tăng 2 người bị thương; tai nạn giao thông đường thủy xảy ra 17 vụ, làm 20 người chết, so với tháng 8 năm 2010 tăng 1 vụ, tăng 10 người chết.

Nguyên nhân, do ý thức kém nên khá nhiều trường hợp tài xế điều khiển xe ô tô, người điều khiển xe gắn máy, người đi bộ mặc dù đã nhận được tín hiệu cảnh báo có tàu nhưng vẫn cố tình vượt qua giao lộ giữa đường bộ và đường sắt. Thậm chí, có trường hợp người tham gia giao thông không chấp hành mà còn hành hung nhân viên ngành Đường sắt làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn đường ngang.

Một số trường hợp do người điều khiển phương tiện không cẩn trọng, thiếu quan sát khi qua đường ngang nên dẫn đến tai nạn. Nhìn chung trên các tuyến đường quốc lộ, đô thị một thực tế buồn hiện nay là tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến.

Tình trạng vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách, uống rượu bia, đi ngược chiều, xe chở khách quá trọng tải, quá tốc độ và tranh giành khách,… là những hình ảnh không đẹp mắt lại dần trở nên “quen mắt”, khiến người tham gia giao thông coi đó như “chuyện thường ngày”.

Trước nhiều cổng trường, ai cũng có thể bắt gặp cảnh những học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường, không đội mũ bảo hiểm. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh đưa, đón con em đi học cũng không đội mũ hoặc mang theo mũ cho con, thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ tính mạng của chính con em mình. Những trường hợp thanh niên, thiếu niên vi phạm Luật Giao thông đường bộ thường hay được CSGT châm chước, bỏ qua, khiến các em dễ “nhờn” luật. Cần phải nghiêm khắc xử phạt các lỗi vi phạm để sau này chính thế hệ các em là những người gìn giữ nếp sống văn hóa trong giao thông.

Năm 2010, tháng ATGT được chọn với chủ đề trọng tâm là “Văn hóa giao thông” nhằm tạo thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, biểu hiện văn minh, hiện đại của con người khi tham gia giao thông. Kế hoạch được triển khai sớm trên toàn quốc và ra quân bằng nhiều hình thức có hiệu quả tuyên truyền, giáo dục cao.

Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia Thân Văn Thanh cho biết: “Tháng ATGT năm nay có điểm khác biệt mọi năm, là năm khởi đầu xây dựng nếp sống văn hóa giao thông. Theo mục tiêu, đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, đòi hỏi con người có tác phong công nghiệp. Nếu không chuẩn bị trước, con người lúc đó sẽ “lạc hậu” về văn hóa giao thông và không bắt kịp được theo sự phát triển kinh tế của đất nước”.

Tiêu chí văn hóa giao thông được đặt ra là thực hiện “ba có, bốn không”. “Ba có” là có hiểu biết đầy đủ đúng và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; có hành vi ứng xử văn hóa, hợp tác giúp đỡ người bị TNGT. “Bốn không” là không uống rượu bia, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ; không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT; không có thói hư, tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như xảy ra TNGT. Các lực lượng chức năng như CSGT, thanh tra giao thông đã thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đường bộ như quá tốc độ, sai phần đường, sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; xử lý các vi phạm đường sông; đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép,…

Việc phát động và triển khai xây dựng văn hóa giao thông qua tháng ATGT đã có những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của nhân dân, từng bước đi vào nền nếp, bảo đảm trật tự ATGT trên nhiều mặt. Mặc dù văn hóa là khái niệm không thể định lượng, phải tuyên truyền vận động theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, nhưng cũng không thể tuyên truyền bằng những khẩu hiệu chung chung, trừu tượng.

Năm ngày sau khi phát động, Ủy ban ATGT quốc gia đã có công điện hướng dẫn các địa phương tập trung vào các khẩu hiệu: “Ðội mũ bảo hiểm cho trẻ em”, “Ði mô-tô, xe gắn máy về bên phải”, “Ðã uống rượu bia thì không lái xe”,…

Ủy ban ATGT quốc gia đã in tài liệu, áp-phích để phát cho các địa phương, xây dựng thông điệp 30 giây nhắc những tình huống cụ thể về văn hóa giao thông phát trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương, đem lại hiệu quả rõ nét. Ngoài ra, cũng yêu cầu các cơ sở Ðoàn Thanh niên tổ chức đội mô-tô, xe máy diễu hành mẫu đi đúng lề, làn đường, thành công cụ giáo dục trực quan đối với người tham gia giao thông.

Kết quả khảo sát của Ủy ban ATGT quốc gia tại một số địa phương, việc tuyên truyền qua khẩu hiệu cụ thể như trên được thực hiện khá tốt như Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Dương… Tuy nhiên, vẫn còn những tỉnh, thành phố có mật độ phương tiện và số người vi phạm Luật Giao thông đường bộ cao nhất, nhưng triển khai chưa triệt để.

Việc xây dựng văn hóa giao thông không phải là chuyện một sớm, một chiều. Việc tuyên truyền rộng rãi trong Tháng ATGT vừa qua tuy đã phát huy tính tích cực, nhưng chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa tác động đến từng cá nhân và gia đình trong xã hội. Một khi chưa có sự thay đổi về mặt nhận thức của mỗi con người, thì chưa thể thay đổi về hành vi. Thực hiện văn hóa giao thông, do đó phải có sự nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết là tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đối với mọi tầng lớp nhân dân thông qua nhiều kênh, như qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đưa vào giáo dục trong các bậc học phổ thông, lồng ghép với các chương trình, dự án,…

Xây dựng văn hóa giao thông là công việc đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện một cách tổng thể, toàn diện và liên tục đối với cộng đồng. Quá trình thực hiện phải được hệ thống chính trị coi là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, không chỉ trong Tháng ATGT nhằm tạo dựng nếp sống, môi trường văn hóa bền vững. Ðối với mỗi người, tự hình thành cho mình văn hóa về giao thông không phải xa vời mà thực tế đã đem lại lợi ích sát sườn qua sự bảo đảm an toàn cho bản thân, cho người thân và những người chung quanh, không ngày ngày phải mắt thấy, tai nghe những cảnh đau lòng.



 

(Theo Báo GD&TĐ)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm