Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 150642

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 13095844

 
Trang nhất » Tin Tức » Kỹ năng sống 00:22 ICT Thứ hai, 14/10/2024

Văn hóa hội họp

Thứ hai - 05/01/2015 14:43
Văn hóa hội họp

Văn hóa hội họp

Trên trang báo mạng dantri.com.vn ngày 24/10/2011 có viết: Từ một số cuộc họp cấp tỉnh, cấp sở ngành, cấp huyện, thậm chí đến cấp xã, một số vị “quan” vẫn cho mình cái quyền “tự giải trí” bằng internet trong khi lẽ ra, họ phải tập trung vào các cuộc họp quan trọng đó để bàn kế sách lo cho dân nghèo. Xem ra, đã đến lúc cần bàn về Văn hóa hội họp hiện nay? Và trên các báo cũng đã có nhiều bài viết về chủ đề này. BBT xin đăng lại một số bài viết đó với mong muốn mọi người cùng suy nghĩ.
Họp và... 

Họp hành để bàn thảo làm sao cho công việc đạt hiệu quả cao nhất là chuyện cần thiết của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhưng, văn hóa trong hội họp, họp hành quá nhiều, lãng phí thời gian, tiền bạc lại là chuyện khác.

Khá nhiều cuộc họp… chả để làm gì. Nghĩa là có đại biểu không xác định được họp để làm gì, bàn bạc về vấn đề gì và sau họp thì giải quyết được cái gì, có tăng trưởng được chút GDP nào không. Tôi được dự khá nhiều cuộc họp cấp tỉnh, trình tự thế này: Giới thiệu lý do cuộc họp, chủ trì có vài lời khai mạc, sau đó có người đọc báo cáo. Tiếp đó là phần thảo luận, thường thì dăm ba ý kiến là xong. Chủ trì kết luận: Việc này phải làm thế này, thế kia. Hoặc: thời gian qua công việc này, kia đã có chuyển biến, tuy vậy vẫn còn nhiều tồn tại. Thời gian tới thì cần làm thế này, thế kia, giải pháp là này nọ… “Họp xong xuôi - tất cả lại về”. Theo tôi, thực thi quản lý hành chính nhà nước một phần chủ yếu là bằng văn bản hành chính. Nhiều cuộc họp không phải là “quốc kế dân sinh” lắm, thì có thể thay bằng một văn bản nội dung như… kết luận của chủ trì cuộc họp là đủ.

Họp nhiều lắm, cuộc nào cũng cần thiết. Họp tổ dân phố, họp Đoàn thanh niên, họp Phụ nữ, Công đoàn, họp Phòng, họp cơ quan, họp với cấp trên, họp với cấp dưới, họp “chạy sô”. Tính sơ mỗi công chức dự không dưới 15 cuộc họp trong tháng. Dường như gần nửa quãng đời của mỗi công chức “trôi qua” trong phòng họp. Họp nhiều quá, đến nỗi, có ngành phải cử riêng một “phó họp” mà vẫn phải họp chạy show. Có ông “phó họp” của một ngành than thở: “Tôi là thành viên của mấy chục Ban Chỉ đạo, hết họp thành viên ban này, lại họp thành viên ban kia, chạy họp như đèn cù, không còn thời gian để xử lý công việc chuyên môn”.

Vấn đề cần bàn khác tại các cuộc họp nữa là văn hóa hội họp. Có cuộc họp, mặc dù trước đó đại biểu đã được nhắc tắt điện thoại di động hoặc để chế độ rung. Nhưng khi cả hội trường đang im phăng phắc nghe báo cáo thì chuông điện thoại “thời trang” réo inh ỏi. Thế là vỡ trận. Lao xao bắt đầu từ đây.

Tại cuộc họp khác, giao ban của lãnh đạo một sở với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, có cả lãnh đạo tỉnh tham dự. Toàn trí thức, thế mà... mới bắt đầu được 15 phút, cả hội trường đang nghe báo cáo, phía dưới đã râm ran tiếng nói chuyện riêng. Đến nỗi chủ tọa phải nhắc nhở “đề nghị các đồng chí giữ trật tự để nghe”, lúc ấy “tiếng lao xao” mới vãn.

Họp nhiều, đến nỗi nhiều đại biểu thường tranh thủ khoảng thời gian quý giá đó để đọc báo, để thầm thì “dưa lê”, để cắt móng tay. Có đại biểu còn lim dim, ngáp và thậm chí “vô tư” chợp mắt. Có vị trong cuộc họp, khi giải lao giữa buổi đứng dậy vươn vai thốt rằng: “Thế là xong một cái báo cáo, tý nữa vào làm nốt cái nữa”. Thì ra, bác đã dùng thời gian cuộc họp này để chuẩn bị cho một cuộc họp khác.

Chưa kể đến một vài vị rất giản dị. Giản dị đến mức, đi dự cuộc họp cấp tỉnh với mái tóc không chải, vận quần áo thể thao. Có vị xuề xòa đến mức miệng còn nhai trầu đỏ quạch, tăm còn giắt răng…Ngược lại, có chị đi họp mà diện như lên sân khấu. Làm đẹp thì tốt, nhưng “lòe loẹt xanh đỏ tím vàng” quá ở chốn hội họp, e không hay lắm.

Vấn đề “nói dài” tại các cuộc họp đang là một vấn nạn. Có đại biểu, khi được mời phát biểu tại một cuộc họp cấp tỉnh, bàn về giải quyết vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng, đã “tràng giang đại hải” về chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, sở mình, những khó khăn về trang thiết bị, đội ngũ cán bộ và cả cơ chế quản lý. Sốt ruột, chủ trì phải ngắt ngang: “Đề nghị đồng chí đi vào vấn đề trọng tâm, cái đó ai cũng biết rồi”. Thế là đồng chí bèn “trọng tâm” trong đúng 1/5 thời gian trước đó đồng chí “không trọng tâm”. Nhiều vị chủ tọa, trước khi mời đại biểu phát biểu đã phải nhắc: “Nhớ gọn 5 đến 7 phút thôi, đi vào trọng tâm vấn đề”, nhưng có đại biểu, hăng quá, quá đến hơn 10 phút, báo hại cuộc họp phải kéo đến quá giờ hành chính.

Nhiều cuộc họp rất “lê thê” không cần thiết. Có cuộc, tài liệu báo cáo ba đến bốn loại, cái dài nhất khoảng gần 20 chục trang. Đáng ra, tài liệu đã được in ấn, sao gửi đại biểu thì tại Hội nghị chỉ cần báo cáo tóm tắt dài khoảng 4-5 trang là đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, vừa đỡ… buồn ngủ. Có Hội nghị rất kỳ quặc, sau màn khai mạc giới thiệu đại biểu rất dài (bao gồm cả lý do tổ chức hội nghị, vai trò, ý nghĩa quan trọng của vấn đề mà hội nghị đề cập….), là phần diễn văn cũng rất dài, trùng lắp với bài khai mạc, rất mất thời gian của cử tọa.

Có đại biểu đi dự họp, vì “mới nhận được giấy mời” nên hớt ha hớt hải, chạy xồng xộc đến khi cuộc họp đã được tiến hành 15 - 20 phút, báo hại cả hội trường đang chăm chú, quay ra ngó nghiêng, tủm tỉm, ảnh hưởng đến sự nghiêm túc của cuộc họp. Có vị, do không chuẩn bị ý kiến trước, khi được mời phát biểu đã diễn đạt loanh quanh, khó hiểu. Chủ tọa sau khi ngắt lời phải tóm lược nội dung và xác nhận lại với người phát biểu xem đã đúng ý mà đại biểu đã phát biểu chưa. Có đại biểu rất buồn cười, ở chỗ, khi có cơ hội thì không phát biểu, nhưng khi người khác phát biểu thì lại ngồi nói ngang theo kiểu “cha chú”. Lại có vị, khi chủ tọa hỏi có ai có ý kiến gì nữa không thì không “có ý kiến”, vãn họp, ra cầu thang mới phát biểu oang oang, rất oách. Có vị đi họp, nhận xong “phong bì”, phát biểu xong là nhăm nhăm “chuồn” trước, cáo lỗi còn họp nơi này, nơi kia theo kiểu chạy show.

Như vậy, có thể thấy rằng, đã đến lúc cần phải bàn về văn hóa hội họp. Các cuộc họp, cho dù là tính chất khác nhau, nội dung khác nhau, thời gian và đối tượng khác nhau, nhưng thiết nghĩ, chúng ta đều phải tuân thủ những quy tắc trong văn hóa hội họp. Nhiều cuộc họp, xét thấy không cần thiết, có thể thay bằng một văn bản hành chính thì thôi đừng tổ chức họp nữa, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc của nhà nước. Nhà Báo, nhà Đài… đỡ phải đưa họp lên vi ti, lên báo nhiều quá, theo kiểu “mở ti vi là thấy họp”, “ông này, bà nọ chuyển nhà lên… ti vi”… xem ra rất phản cảm trong đời sống xã hội đang còn nhiều khó khăn hiện nay.

Điều này, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, rèn giũa phong cách chỉ đạo điều hành chuyên nghiệp, tạo hình ảnh và quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả các cuộc họp, hiệu quả công tác.

                                                                         Theo Cổng thông tin điện tử Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn

Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved