Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 2217

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 85041

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11545337

 
Trang nhất » Tin Tức » Trang viết nhà giáo 22:07 EDT Thứ ba, 23/04/2024

Lời bình bài thơ TRIẾT LÝ KHI YÊU

Thứ hai - 05/01/2015 04:37
Lời bình bài thơ TRIẾT LÝ KHI YÊU

Lời bình bài thơ TRIẾT LÝ KHI YÊU

Người xưa chỉ nói rằng khi yêu ai cũng là thi sĩ chứ không nói khi yêu người ta thành triết nhân. Có lẽ triết nhân quen tư duy mà thi sĩ lại mạnh về xúc cảm?! Tình yêu là lĩnh vực mà tư duy rất ít khi được dự phần. Nhưng Vương Trọng lại đặt tên cho bài thơ của mình là TRIẾT LÝ KHI YÊU. Và, từ khi xuất hiện đến nay, Triết lý khi yêu vẫn cứ tươi xanh gợi nhiều dư vị cho độc giả, thể hiện sức sống trái ngược hẳn cái thi đề thường đem lại cảm giác khô khan.
Bài thơ có bốn khổ, có thể chia làm hai phần dựa vào hai dấu gạch đầu dòng đánh dấu hai lời thoại - lời của anh và lời của em. Xen vào giữa hai lời thoại ấy là một câu dẫn: Nghe anh nói, vòng tay em siết chặt. Từ cấu trúc có tính phản đề này, bài thơ làm bật lên những nhận thức mới mẻ, bất ngờ, thú vị.

    Nhân vật trữ tình xuất hiện như một nhà hùng biện: Chừng mực với mọi điều/ Với tình yêu xin đừng chừng mực. Câu thơ nêu lên một triết lý về tình yêu rất dễ nhận được sự đồng tình. Trong cuộc sống, biết loại bỏ những thứ không cần thiết, không chạy theo sự hào nhoáng, không quá cầu toàn, biết bằng lòng với những gì mình có được… là cách sống đem lại sự thanh thản cho tâm hồn, là cách để ta có cảm giác về hạnh phúc. Nhưng với tình yêu thì không thế. Ý thức về chừng mựctrong tình yêu có nguy cơ sẽ thủ tiêu bản chất của thứ tình cảm vốn luôn mãnh liệt, luôn thèm muốn vô biên và tuyệt đích(2). Tôn thờ tình cảm cao đẹp và thiêng liêng ấy, những tín đồ của thần Ái tình sẵn sàng chấp nhận đi đến tận cùng mọi thái cực, sẵn sàng tận hiến. Tận hiến với thần Ái tình có nghĩa là tận hiến cho tình cảm của hai ta. Bởi thế, tình yêu luôn cần thái độ dứt khoát, mãnh liệt: Đã yêu thì yêu như lửa đốt/ Cây cành nào cũng phải cháy thành tro/ Đã yêu thì yêu như rượu bốc/ Trên có trời, dưới đất, giữa hai ta. Thái độ ấy không phải là mới mẻ, càng không phải nổi loạn. Từ thuở ông bà xưa, con người đã vì tình yêu mà quyết tâm dấn thân: Tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội; Thương mẹ thì thương, con cứ theo chồng. Chẳng thể hoài nghi điều này, vì ca dao còn đó. Mấy chữ thì thương cứ theo mới đáng yêu làm sao! Thì thương không phải là thái độ hờ hững, bất hiếu mà chỉ bộc lộ một tâm lí rất thực thà của tuổi trẻ mà thôi. Người mẹ trong thơ Nguyễn Bính từng rất thấu hiểu lòng con: Gái lớn ai không phải lấy chồng/ Can gì mà khóc, nín đi không!(3). Tình yêu xưa nay muôn hình vạn trạng nhưng luôn có những mẫu số chung đầy thánh thiện đó là sự sẻ chia, sự bình đẳng và lòng thuỷ chung son sắt. Những phẩm tính ấy của tình yêu chân chính không bao giờ thay đổi, nên: Đã yêu thì yêu như Tiên Dung/ Đẳng cấp, sang hèn không bàn đến/ Đã yêu thì yêu như Mỵ Châu/ Dù đầu rơi, vẫn không sai lời hẹn(4)/ Đã yêu thì yêu như Trương Chi/ Thân dù tan, hồn lặn vào đáy chén…. Có thể thấy không phải mối tình nào trong tích xưa cũng trọn vẹn (theo nghĩa có kết cục tốt đẹp) nhưng những tên người được kể đến ở đây đều là những biểu tượng bất tử của tình yêu lứa đôi.
      Nhân vật trữ tình - chàng trai đang yêu say sưa, hào sảng chứng minh cho triết lí về tình yêu của mình bằng một hệ thống lí lẽ và dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, gợi cảm và đầy sức thuyết phục. Những đợt sóng ngôn từ cứ tiền hô hậu ủng tràn lên chiếm lấy tâm trí người ta bằng một sức mạnh khó cưỡng. Có thể “bài hùng biện” này có sự hậu thuẫn của hơi men - chữ rượu bốclửa xuất hiện hai lần - nhưng có thể cảm nhận được ở đó một tình cảm chân thành, mãnh liệt và nồng ấm với lý tưởng rất đáng trân trọng.
     Đang trong mạch trữ tình ào ạt được tạo nên bởi các cặp câu theo cấu trúc Đã yêu thì yêu… với hầu hết câu trên bảy chữ, câu dưới tám chữ, tiết tấu bài thơ bỗng chậm lại từ dòng đầu của khổ cuối. Các câu bảy chữ ở trên đều ngắt nhịp 4/3, đến câu Nồng ấm thế ơi em thương mến chuyển sang nhịp 3/4. Sau dòng thơ đảo nhịp này là ba dòng tám chữ liên tiếp với ba cách ngắt nhịp khác nhau (4/4, 3/5, 3/2/3) kết lại bài thơ:Rượu bốc trên môi, lửa rực trong tim/ Nghe anh nói, vòng tay em siết chặt:/ - Đã yêu thì quý nhất khoảng lặng im. Câu kết ngắt nhịp 3/2/3 khiến bài thơ lắng lại. Căn nguyên làm nên sự thay đổi hình thức giọng điệu ấy là ở nội dung cảm xúc. Nếu ở phần trên, em (và cả người đọc) bị cuốn theo triết lí sâu sắc với cách diễn giải đầy sức hấp dẫn của anh, hoàn toàn đồng cảm, thì trong giây phút rất xúc động sống trong tình yêu em nhận thấy mọi lời nói đều trở nên thừa thãi. Lời của emvô tình trở thành một triết lý, một phản đề. Tình yêu không cần phải cao đàm khoát luận, bởi tình yêu vừa là thứ tình cảm rất chung lại vừa rất riêng của con người, nó vô cùng cụ thể. Quả thực, nhiều khi, nhất là khi yêu, cái khoảng lặng imriêng tư là quý nhất! Câu nói trong khoảnh khắc vòng tay em siết chặt bổ khuyết cho triết lí hùng hồn về tình yêu trước đó của anh. Tình yêu vừa cần mạnh mẽ vừa biết lắng sâu, vừa cần tư duy vừa cần cảm xúc, vừa cần đối thoại để thấu hiểu vừa biết lặng im để hai tâm hồn đồng điệu, giao hoà...
    Quan niệm về tình yêu và cách ứng xử đối với những vấn đề mà tình yêu đặt ra được chuyển tải rất tài tình qua Triết lý khi yêu, trong sự tương liên giữa hai phản đề, sự tương liên giữa anhem. Qua cách lập tứ này, ta thấy rất rõ những dáng nét hồn vía của người thơ Vương Trọng – thông minh và sâu sắc, tài hoa và tinh tế trong sự dí dỏm rất đồ Nghệ. Chất đồ Nghệ  trong hồn thơ Vương Trọng không chỉ thể hiện ở chỗ hay chữ lại hay nghĩa(5), ở ảnh hưởng văn hoá dân gian xứ Nghệ (ca dao: Đã thương thì thương cho chắc…) mà còn ở cách lập tứ thông minh, để bất ngờ khép bài thơ lại đồng thời gợi mở nhiều dư vang. Ở nhiều bài thơ khác, Vương Trọng cũng thể hiện sự sắc sảo ấy. Nhờ vậy, thơ Vương Trọng ở lâu trong những tâm hồn sâu sắc mà tinh tế!                                                                                                      
                                                                                       11/ 02/ 2012

                                                                                NGUYỄN THANH TRUYỀN

                                                                                  (HCS Hoàng Xuân Hãn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm