Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 3278

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 90989

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11453815

 
Trang nhất » Tin Tức » Trang viết nhà giáo 07:29 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Người thầy, Người lính và Thơ

Thứ hai - 05/01/2015 04:35
Người thầy, Người lính và Thơ

Người thầy, Người lính và Thơ

Thơ ca là sáng tạo diệu kì của nhân loại mà qua đó, tinh hoa lịch sử và văn hoá, vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của mỗi dân tộc được toả sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy từ lịch sử văn học dân tộc Việt Nam nhiều thứ ánh sáng vĩnh cửu. Và trong nhiều luồng ánh sáng, vẫn thường có những vệt giao thoa…

Có lẽ hiếm có dân tộc nào trên thế giới trải qua lịch sử mấy nghìn năm mà phải đương đầu với chiến tranh nhiều như dân tộc chúng ta. Bọn giặc điên cuồng luôn nuôi dã tâm xâm phạm bờ cõi, thôn tính hòng đồng hoá. Ngọn lửa chiến tranh chưa mấy khi nguội tắt trên dải đất thân thương này. Các thế hệ người Việt “lớp cha trước, lớp con sau” tiếp bước nhau bảo vệ Tổ quốc. Thơ ca nghìn năm nay cũng đồng hành xung trận. Đẹp lạ kì là rất nhiều thi nhân Việt Nam xưa cũng như nay là sự hội tụ của con người binh lửa và tâm hồn thơ ca. Huyền sử về Lý Thường Kiệt và bản tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà” còn đó. Khí phách “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù…” của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải còn đó. Vẻ lẫm liệt “Múa giáo non sông trải mấy thu” của danh tướng Phạm Ngũ Lão cũng còn đó. Nền thơ ca hiện đại nước ta ghi nhận sự đóng góp to lớn của nhiều thế hệ nhà thơ khoác áo lính “cùng xương thịt với nhân dân”: Chính Hữu, Hồng Nguyên, Nguyễn Đình Thi, Trần Mai Ninh, Hữu Loan, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh… . Thật khó hình dung diện mạo văn học dân tộc nếu thiếu đi đội ngũ nhà thơ - chiến sĩ này! Thơ ca đã làm hiện rõ vẻ đẹp cốt cách con người Việt Nam“Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững/ Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa/ Trong và thật, sáng hai bờ suy tưởng/ Rất hiên ngang mà nhân ái chan hoà” (Huy Cận).
   Bên cạnh việc đề cao nhân nghĩa, dân tộc ta còn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Từ sự soi chiếu của truyền thống này, ta thấy thêm một vẻ đẹp của thơ ca dân tộc. Có nhiều nhà giáo đồng thời là nhà thơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu, … là những con người như thế. Các nhà thơ hiện đại như Vũ Đình Liên, Thanh Tịnh, … trước cách mạng, cùng rất nhiều nhà thơ thời chống Mỹ và đương đại cũng là những con người như thế. Có lẽ nghề giáo - nghề từng được ví là kĩ sư tâm hồn - rất cần cảm hứng nhiệt tình, đánh thức lòng trắc ẩn, rất cần những rung động tinh tế… nên có rất nhiều điều gần gũi với đặc trưng của thi ca. Bởi thế, các nhà giáo chọn thơ hay thơ chọn các nhà giáo để đến với trái tim con người thật khó phân minh! Nhưng lịch sử văn học dân tộc còn có điều thú vị và thi vị hơn: rất nhiều nhà thơ là nhà giáo từng ít nhất một lần khoác lên mình áo lính. Hình ảnh hội tụ những phẩm chất người thầy - người lính – nhà thơ tiêu biểu nhất của thế kỉ XX chính là Hồ Chí Minh, nhân cách văn hoá vĩ đại của dân tộc. Thật khó liệt kê danh sách còn lại, khi có nhà thơ từng viết “Thời đánh Mỹ là thời thi vị nhất”. Thời “thi vị” ấy có nhiều nhà giáo không kịp lên bục giảng, vội khép trang vở sinh viên để lại giảng đường, khoác ba lô “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (Tố Hữu). Thế hệ Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật,… là như thế. Thế hệ ấy đã tạc vào thế kỉ dáng đứng của dân tộc, khảm vào muôn triệu trái tim người Việt ảnh hình đất nước thân yêu, thổi hồn vào đá núi cây rừng Trường Sơn hoà nhịp cùng cuộc trường chinh vĩ đại… bằng một màn đồng diễn thi ca hoành tráng, nhiều cung bậc, nhiều giọng điệu có sức ngân vang. “Tấm bảng đen em vẽ những đường cong/ Tấm bảng đêm anh vạch nên đường đạn/ Vệt phấn trắng và vệt đường cháy sáng/ Ở hai đầu trận địa đó em ơi”, Phạm Tiến Duật đã liên tưởng như thế trên đường ra trận. Quả thật, nếu không có chiến tranh, chắc hẳn dân tộc này đã có nhiều thế hệ nhà giáo tài hoa. Nhưng chiến tranh đã xảy ra, đã đi qua, chúng ta cũng may mắn có được những gương mặt nhà thơ đáng yêu của thời đại! Và những trang thơ từ trái tim nhà giáo sinh ra và lớn lên trong bầu khí quyển thời đại ấy vẫn đang được viết tiếp trong hoà bình, đổi mới…
    Người thầy, Người lính và Thơ quả nhiên có một mối duyên đầy vẻ huyền nhiệm. Điểm qua lịch sử văn học nước nhà từ một góc nhìn nho nhỏ, tưởng như vừa lách qua một khe đá hẹp rồi bất ngờ nhìn thấy một hang động nguyên sơ lộng lẫy huy hoàng ngay trước mắt ta, gọi mời thưởng thức và khám phá!…
                                                                           Nguyễn Thanh Truyền
                                                                           (THCS Hoàng Xuân Hãn)


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm