Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 3919

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 62592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11522888

 
Trang nhất » Tin Tức » Trang viết nhà giáo 11:09 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Thêm một

Thứ hai - 05/01/2015 04:21
Một điều hiển nhiên mà lí thú trong sáng tạo và tiếp nhận thơ ca đó là ý thơ có thể có ở nhiều người còn tứ thơ mới của riêng thi sĩ. Tứ thơ luôn phải độc đáo. Đó cũng là điều kiện cần để một thi phẩm có thể neo lại tâm trí độc giả trong dòng chảy bộn bề của đời sống văn chương hiện đại. Bài thơ "Thêm một" của Trần Hòa Bình không nằm ngoài quy luật ngặt nghèo và thú vị ấy.
Thêm một                 Trần Hòa Bình
Thêm một chiếc lá rụng
Thế là thành mùa thu
Thêm một tiếng chim gù
Thành ban mai tinh khiết

Dĩ nhiên là tôi biết
Thêm một - lắm điều hay
Nhưng mà tôi cũng biết
Thêm một - phiền toái thay

Thêm một lời dại dột
Tức thì em bỏ đi
Thêm một chút lầm lì
Thế nào em cũng khóc

Thêm một người thứ ba
Chuyện tình đâm dang dở
Cứ thêm một lời hứa
Lại một lần khả nghi.

Nhận thêm một thiếp cưới
Thấy mình lẻ loi hơn.
Thêm một đêm trăng tròn
Lại thấy mình đang khuyết.

Dĩ nhiên là tôi biết
Thêm một - lắm điều hay.

                      - 1986 –
     Một điều hiển nhiên mà lí thú trong sáng tạo và tiếp nhận thơ ca đó là ý thơ có thể có ở nhiều người còn tứ thơ mới của riêng thi sĩ. Tứ thơ luôn phải độc đáo. Đó cũng là điều kiện cần để một thi phẩm có thể neo lại tâm trí độc giả trong dòng chảy bộn bề của đời sống văn chương hiện đại. Thêm một của Trần Hòa Bình không nằm ngoài quy luật ngặt nghèo và thú vị ấy.
    Cái cốt của bài thơ này tưởng lỏng lẻo, giản đơn nhưng lại rất vững vàng, rất có hồn, có khả năng khơi gợi. Một cấu tứ tự nhiên không cầu kì - điều mà ngoài tài thơ và một tâm hồn sâu sắc, chỉ trông chờ vào duyên may. Chính tác giả đã có lần phát biểu thừa nhận cơ duyên ấy! Thêm là sự gia tăng về mặt số lượng, dù chỉ là …thêm một. Trong cuộc sống có những cái thêm là do mong muốn chủ quan, lại có cái thêm do khách quan đưa tới. Những cái thêm do khách quan cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực, có điều phù hợp nhu cầu của con người và có điều ngược lại. Nhưng những cái tồn tại độc lập ngoài ý thức con người ấy, ai mà biết trước!... Có lẽ cũng nhờ thế mà chúng ta có thêm một bài thơ hay.
    Nói về sự giao mùa, Hữu Thỉnh viết: Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu, còn Trần Hòa Bình thì có nét tinh nghịch nhưng cũng không kém phần tinh tế: Thêm một chiếc lá rụng/ Thế là thành mùa thu. Mùa thu đến từ… một chiếc lá rụng. Và, buổi ban mai âm u nặng nề hay trong trẻo tinh khiết đôi khi chỉ phụ thuộc vào việc có hay không có một âm thanh thuần khiết của tự nhiên: Thêm một tiếng chim gù/ Thành ban mai tinh khiết. Thì ra, có những điều rất giản dị nhưng nó lại làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa biết nhường nào!
    Khổ thơ thứ hai như một bước chuyển ý, là cái bản lề lật mở hai mặt của tứ thơ. Nhân vật trữ tình dù thấu hiểu sâu sắc dư vị ngọt ngào nhờ những chút thêm một đem lại cũng không bộc lộ nềm vui một cách thái quá mà ngay lập tức dòng cảm xúc chuyển về thái cực lắng trầm và chiêm ngẫm: Dĩ nhiên là tôi biết/ Thêm một - lắm điều hay/ Nhưng mà tôi cũng biết/ Thêm một - phiền toái thay. Cảm xúc đến, tứ thơ thành hình và được xử lí qua một tư duy thơ linh hoạt. Nhờ xử lí theo hướng này kết hợp với hình thức lặp cấu trúc câu thơ (điều kiện - kết quả) có tác dụng nhấn mạnh mà sự sống của những hình ảnh thơ càng triển khai ra càng khơi sâu thêm nhiều ý nghĩa. Quả vậy, thêm một - lắm điều hay nhưng thêm một cũng không ít điều phiền toái! Trong tình yêu, nhất là những khi giận dỗi, thất hòa chỉ cần thêm một lời dại dột hay thêm một chút lầm lì thì sự việc ngay lập tức thành rắc rối, tưởng giản đơn bỗng hóa ra khó xử, chẳng khác nào tự đưa mình vào ma trận, tiến thoái lưỡng nan…! Có những tình yêu có thể đẹp như huyền tích, nhưng chỉ cần Thêm một người thứ ba/ Chuyện tình đâm dang dở, tất cả sẽ chỉ còn là đổ vỡ mà thôi. Đơn giản vì tình yêu xưa nay là chuyện của hai người, không thể nào chia sẻ. Trong đời thường có nhiều khi sự thật không cần một nhân chứng nào hết, kể cả đấng siêu hình, tự bản thân mỗi người biết được mình chân thành hay giả dối. Cái đúng, cái thiện không cần phải hứa thề, chỉ những người kém tự tin mới phải vin vào nó để răn mình và chiếm lòng tin của người khác. Càng hứa hẹn nhiều càng không ai dám chắc liệu người ta có còn lầm lỗi hay không. Trần Hòa Bình thật tinh tế và sâu sắc khi nhìn thấy: Cứ thêm một lời hứa/ Lại một lần khả nghi! Đến khổ thơ thứ năm thì sự nhạy cảm bất ngờ của chủ thể trữ tình đã đánh động trái tim của bao người cùng cảnh ngộ. Đối nghịch với trònkhuyết, đối nghịch với sum vầycô lẻ: Nhận thêm một thiếp cưới/ Thấy mình lẻ loi hơn/ Thêm một đêm trăng tròn/ Lại thấy mình đang khuyết… Những kẻ chưa có đôi sẽ không khỏi chạnh buồn vì những cái thêm nao lòng này! Vậy là, có vô số những điều dù rất nhỏ nhưng nếu thêm vào cuộc sống của chúng ta nó lại thay chỗ bao điều tốt đẹp, để lại những nỗi niềm không dễ nói lên…
    Thi phẩm này sẽ chông chênh nếu thiếu đi khổ thơ hai câu cuối cùng: Dĩ nhiên là tôi biết/ Thêm một - lắm điều hay! Cánh cửa ảm đạm của tứ thơ khép lại, khoảng trời tươi sáng một lần nữa lại mở ra. Nếu dĩ nhiên ở khổ thơ thứ hai là để nghĩ lại, để hoài nghi thì ở đây là để khẳng định. Không phải bao giờ cũng chỉ có nỗi buồn, ta không nên cứ mãi nhìn vào lòng mình mà cần phải hướng ra cuộc sống đẹp tươi bên ngoài để biết trân trọng, thụ hưởng, để thấy cuộc đời đáng sống biết bao! Thêm một có một cái kết gợi suy tưởng đa chiều, nhiều ý vị.                                          
                                                    Nguyễn Thanh Truyền - GV THCS Bùi La Nhân - Đức Thọ
                                                         (Bài đã đăng trên Báo Văn nghệ số 33 ngày 15/8/2009)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm