Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 6011

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 60467

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11520763

 
Trang nhất » Tin Tức » Trường học mới VNEN 17:59 EDT Thứ năm, 18/04/2024

Mô hình trường học mới tại Việt Nam

Thứ tư - 01/07/2015 23:14
Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…
Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Sự thành lập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất cần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm của học sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.

Vậy “Hội đồng tự quản học sinh” là gì? Hội đồng tự quản là do học sinh, với sự hướng dẫn của giáo viên tự tổ chức và thực hiện. “Hội đồng tự quản học sinh” bao gồm các thành viên là học sinh. Hội đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường, phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.

Sơ đồ: Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bao gồm: 1 Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh, 2 phó Chủ tịch Hội đồng tự quản và các ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban học tập, Ban quyền lợi, Ban sức khoẻ, vệ sinh,  Ban văn nghệ, thể dục, Ban thư viện; Ban đối ngoại…)
  
 
Sơ đồ Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh - Trường Tiểu học số 2 Noong Luống
 

Quá trình thành lập Hội đồng tự quản học sinh: Thành lập Hội đồng tự quản học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia của giáo viên, học sinh, khuyến khích phụ huynh và các tổ chức khác cùng tham gia. Giáo viên cần chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh khi các em tham gia Hội đồng tự quản, những lợi ích có thể có của Hội đồng tự quản học sinh tới cuộc sống của chính các em trong nhà trường những vai trò, trách nhiệm mà các em cùng chia sẻ, gánh vác.

1. Trước bầu cử
Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh, giáo viên cùng học sinh thảo luận về cơ cấu Hội đồng tự quản thông thường là 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch. Tuy nhiên số lượng phó chủ tịch tuỳ vào đặc điểm của mỗi lớp, trường học khác nhau. Học sinh, dưới sự định hướng của giáo viên trao đổi về những phẩm chất, năng lực cần có của các bạn trong Hội đồng tự quản. Sau đó học sinh lập danh sách ứng cử và danh sách đề cử để bỏ phiếu bầu Hội đồng tự quản học sinh. Ban kiểm phiếu cũng là học sinh, bao gồm trưởng ban và một số thành viên khác, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành kiểm phiếu. Các học sinh trong danh sách ứng cử, đề cử sẽ có thời gian để chuẩn bị phần ứng cử của mình với nội dung: Giới thiệu về bản thân, những mong muốn của em về lớp học, những việc em sẽ làm nếu như em trở thành Chủ tịch Hội đồng tự quản. Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho học sinh được cảm thấy dân chủ, công bằng, bình đẳng và được học cách thuyết trình trước đám đông.
 

Một giờ học theo Mô hình trường học mới tại Trường Tiểu học số 2 Noong Luống

2. Bầu cử
Một học sinh dưới sự hỗ trợ của giáo viên sẽ điều hành bầu cử. Các ứng cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được chuẩn bị trước. Giáo viên lưu ý không để học sinh cầm giấy đọc mà chủ động thể hiện khả năng thuyết trình của mình. Ban kiểm phiếu làm việc sau khi các ứng cử viên đã thuyết trình xong. Học sinh nào có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ trúng cử vào vị trí Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh. Chủ tịch và Phó Chủ tịch ra mắt trước lớp.

3. Thành lập các ban chuyên trách
Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh cùng bàn bạc với giáo viên để quyết định thành lập các ban chuyên trách và thông báo rõ về vai trò của các ban như: Học tập, sức khoẻ và vệ sinh, quyền lợi học sinh, lao động, thư viện... Số lượng các ban tuỳ theo tình hình lớp học và sự thống nhất giữa Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng tự quản và học sinh trong lớp quyết định. Hội đồng tự quản cùng giáo viên chủ nhiệm, có sự hỗ trợ của phụ huynh khuyến khích học sinh đăng kí vào các ban theo nguyện vọng, sở thích. Sau khi thành lập các ban, tiến hành bầu trưởng ban, thư kí và xây dựng kế hoạch hành động, động viên các bạn cùng tham gia hoạt động. Để làm việc có hiệu quả, mỗi ban nên có sự hỗ trợ, tư vấn của một phụ huynh và giáo viên.

Có thể nói, quá trình thành lập “Hội đồng tự quản học sinh” giúp các em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước, của địa phương; giúp học sinh có thể nảy sinh đề xuất những ý tưởng mới của chính các em. Thông qua hoạt động này học sinh tự giác hơn, phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo những công việc được giao. Hy vọng rằng, mô hình dạy học kiểu mới sẽ ngày càng được nhân rộng để các em học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo được cùng nhau tham gia vào quá trình dạy - học đảm bảo theo mong muốn của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay./.

Nguồn tin: Bộ GD&ĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm