Nhà thờ họ Lê - Trung Lễ

Nhà thờ họ Lê (thường gọi là nhà thờ Lê Ninh) ở xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, trước đây thuộc làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ. Trung Lễ ngày xưa nổi tiếng là làng văn hiến của có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, nổi tiếng nhất là cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương chống thực dân Pháp, mà người phất cờ nghĩa đầu tiên tại Hà Tĩnh là ông Lê Ninh.
Nhà thờ họ Lê (thường gọi là nhà thờ Lê Ninh) ở xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, trước đây thuộc làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ. Trung Lễ ngày xưa nổi tiếng là làng văn hiến của có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, nổi tiếng nhất là cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương chống thực dân Pháp, mà người phất cờ nghĩa đầu tiên tại Hà Tĩnh là ông Lê Ninh.
 

Tháng 7 năm Ất Dậu (1885) hưởng ứng chiếu Cần Vương, Lê Ninh đã kêu gọi toàn dân cùng nhau đồng tâm hiệp lực đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Tháng 11/1885 quân của Lê Ninh từ đại đồn Trung Lễ phối hợp với quân của Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch kéo vào bao vây tỉnh thành Hà Tĩnh. Với chiến thuật “ nội công ngoại kích” nghĩa quân đã đột nhập bắt sống tỉnh trưởng Hà Tĩnh Lê Đại và thu toàn bộ chiến lợi phẩm. Hạ xong thành Hà Tĩnh, ông kéo đại binh lên Sơn phòng Phú Gia (Hương KhêH) đem chiến lợi phẩm giao nộp vua Hàm Nghi, vua phong cho ông làm Bang biện quân vụ và truyền lệnh về trấn thủ đại đồn Trung Lễ. Trước sức mạnh của nghĩa quân, bọn phản động với sự chỉ huy trực tiếp của quân viễn chinh Pháp đóng ở Vinh, tập kích bất ngờ nghĩa quân ở cả 2 mặt, đại đồn Trung Lễ của Lê Ninh chống trả quyết liệt nhưng không thể giữ vững đành phải rút quân lên đóng ở núi Bạch Sơn - Hương Sơn dựa vào thế núi thế sông hiểm trở để chiến đấu. Trong một trận đánh đồn Dương Liễu ở Nam Đàn (Nghệ An) một tiền đồn xung yếu, núi rừng âm u, nước độc hoành hành Lê Ninh bị ốm nặng, ông đã trút hơi thở cuối cùng khi vừa tròn 30 tuổi (1887).
 

Nhà thờ họ Lê được xây dựng từ lâu đời, đến năm 1918 được xây dựng quy mô bao gồm 3 toà, Thượng, Trung và Hạ điện, ngoài ra còn có nhà giám trì để cất giữ đồ thờ, tế lễ, cờ quạt, áo mũ, nhà khoa và nhà thường học là nơi bình thơ văn, dạy chữ Quốc ngữ cho con cháu. Nhà Bái đường được xây dựng 3 gian, 2 hồi, tường xây mái lợp ngói vảy, phía trên nóc có hình con sư tử đội mặt trời. Các vì kèo được chạm khắc tinh tế, gian giữa nhà có bức hoành phi nhũ vàng " Thực cựu đức cát". Đặc biệt ở đây có đặt 2 văn bia bằng đá Thanh khối chữ nhật, cao 1, 1m rộng 0,62 m, dày 0, 12m. Nội dung hai văn bia chép hành trạng cụ Án sát họ Lê - Lê Văn Vỹ ( 1796 - 1850) và cụ Quản đạo Lê Văn Tự ( 1831 - 1877). Nhà Trung điện xây theo kiểu dấu cột, gồm 3 gian lợp ngói vảy dùng để các án thư, lư hương, các biểu tượng binh khí, thẻ bài, các bức phù điêu, là nơi đặt bàn thờ cúng tổ tiên. Nhà thượng điện gồm 3 gian 2 hồi, tường xây lợp ngói vảy, dùng để các long ngai, bài vị và các bệ thờ bằng đá cao 1, 4m dùng để các lễ vật khi cúng tế.
                                                                                     (ST)