Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông

(Baohatinh.vn) - Sáng 24/10, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông với sự tham dự của PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học cùng các giáo sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu; đại diện Hội Kiều học Việt Nam.
Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông

Cùng dự có Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Quốc Vinh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo giáo viên dạy văn tại các trường phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh.

Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông
Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo do NGƯT Trần Trung Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT nêu rõ: Trải qua nhiều lần cải cách sách giáo khoa nhưng Truyện Kiều và các tác phẩm của Nguyễn Du vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình tổng thể.

Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông

GS.TS Trần Đình Sử trò chuyện với các thầy cô giáo bên lề hội thảo

Những sáng tác của Nguyễn Du được đưa vào chương trình dạy học góp phần giáo dục, bồi đắp tâm hồn, nhân cách cho học sinh, hướng con người đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Để thực hiện việc đổi mới dạy học các tác phẩm Nguyễn Du trong nhà trường phổ thông đi vào thực chất và thực sự hiệu quả, ngoài ý nghĩa tôn vinh thiên tài văn học Nguyễn Du và những di sản văn học, văn hóa của ông, hội thảo tạo cơ hội để đội ngũ giáo viên và học sinh ở các nhà trường được gặp gỡ các nhà nghiên cứu, nhà khoa học hằm học hỏi kinh nghiệm, tiếp nhận thêm nhiều thông tin, kiến thức lý luận và thực tiễn; đặc biệt là xác định được cách dạy, học tác phẩm của Đại thi hào trong trường phổ thông có hiệu quả.

Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông

GS-TS Trần Đình Sử: Truyện Kiều đóng vai trò rất quan trọng trong dạy học đào tạo năng lực đối với học sinh. Vấn đề đặt ra là đối với tác phẩm vĩ đại ấy, cách dạy và học như thế nào...

Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông

Nhà thơ Vương Trọng - Hội Kiều học Việt Nam: Dạy Truyện Kiều là giảng giải cho học sinh biết được tác phẩm này hay như thế nào. Vì thế, ngoài phần giảng dạy, việc soạn sách ngữ văn cần đặc biệt lưu tâm tới những yếu tố góp phần tạo nên thiên tài văn chương Đại thi hào; cần cho học sinh biết sự sáng tạo lớn của Nguyễn Du từ Kim Vân Kiều Truyện đến Truyện Kiều…

Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông

PGS-TS Trần Nho Thìn: Lứa tuổi học sinh phổ thông còn thiếu nhiều kinh nghiệm và tri thức đọc, hiểu văn bản, nhất là những văn bản trung đại như các trích đoạn Truyện Kiều nên rất cần có sự trợ giúp, gợi ý của giáo viên

Đại thi hào dân tộc - Danh nhân Văn hóa thế giới trong chương trình ngữ văn phổ thông

Thầy giáo Nguyễn Thanh Truyền (Trường THCS Hoàng Xuân Hãn - Đức Thọ): Không nên xem nghệ thuật miêu tả trong trích đoạn chị em Thúy Kiều như là thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy để rồi cái nhìn của người đọc bị hút vào những quan hệ tương phản, đối chọi

Với 160 bài tham luận, ý kiến trao đổi của các nhà nghiên cứu, các giáo viên…, hội thảo đã làm sáng tỏ hơn những vấn đề trọng tâm về giá trị nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, sự lan tỏa của di sản văn học Nguyễn Du; cách tiếp cận, khám phá dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đúng hướng từ các trích đoạn trong SGK; mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, vấn đề dạy học tích hợp đến việc tích hợp trong dạy học các trích đoạn để hướng tới hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh…

 

Tác giả bài viết: Thúy Ngọc - Thu Hà

Nguồn tin: baohatinh.vn