Mùa Xuân nhớ về Tết trồng cây của Bác Hồ

Bác Hồ trồng cây ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) ngày 6/2/1969

Bác Hồ trồng cây ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) ngày 6/2/1969

Ngay từ những ngày đầu cách mạng, sống và làm việc tại khu căn cứ địa Việt Bắc, Bác rất coi trọng việc trồng cây, bảo vệ rừng và bảo vệ thiên nhiên - dựa vào thiên nhiên để xây dựng căn cứ địa cách mạng chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến lâu dài của đất nước. Quan điểm của Người là trồng cây không chỉ làm phương tiện mà còn là để gây rừng, tạo ra lợi ích kinh tế. Những ngày gian khổ Việt Bắc, Bác đã đề xướng và đi đầu trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm như trồng ngô, trồng khoai, trồng rau... nhằm cải thiện đời sống của bộ đội, cán bộ và khi di dời đến nơi khác thì để lại lợi ích đó cho nhân dân
Cách đây 47 năm, mùa xuân năm 1960, Bác Hồ đã phát động Tết trồng cây “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đáp lời kêu gọi của Người, phong trào trồng cây vào dịp Tết nguyên đán hàng năm đã trở thành phong tục tốt đẹp của nhân dân ta. Phong tục đó cũng đã trở thành nếp sống tốt đẹp của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc tham gia Tết trồng cây với nhân dân mỗi dịp mùa xuân và Tết nguyên đán đến hàng năm.

      Ngay từ những ngày đầu cách mạng, sống và làm việc tại khu căn cứ địa Việt Bắc, Bác rất coi trọng việc trồng cây, bảo vệ rừng và bảo vệ thiên nhiên - dựa vào thiên nhiên để xây dựng căn cứ địa cách mạng chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến lâu dài của đất nước. Quan điểm của Người là trồng cây không chỉ làm phương tiện mà còn là để gây rừng, tạo ra lợi ích kinh tế. Những ngày gian khổ Việt Bắc, Bác đã đề xướng và đi đầu trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm như trồng ngô, trồng khoai, trồng rau... nhằm cải thiện đời sống của bộ đội, cán bộ và khi di dời đến nơi khác thì để lại lợi ích đó cho nhân dân.

      Người luôn coi thiên nhiên như một người bạn gần gũi nhất trong cuộc sống đời thường, luôn gắn bó với thiên nhiên, hòa quyện với thiên nhiên, đó là một tâm hồn cao đẹp, nét đặc trưng của một Nhà văn hóa lớn. Khi trở về làm việc trong Phủ Chủ tịch, sự hòa hợp và thân thiện với thiên nhiên của Bác thể hiện trong việc Bác chỉ sống và làm việc trong một ngôi nhà sàn đơn sơ, được bao bọc bằng cây xanh. Trong những năm tháng sống ở đây, một niềm vui và cũng là nguồn hạnh phúc rất đời thường của Bác, đó là việc chăm chút tưới nước cho cây cũng như cho cá ăn hàng ngày. Vào dịp Tết Đinh Dậu năm 1957, đoàn Lão nông ở thôn Nhật Tân, quê hương truyền thống của nghề trồng đào Hà Nội đã mang một cây đào bích 3 tuổi đến dâng Bác. Bác rất cảm động và cảm ơn dân làng, dặn dò mọi người phải cùng nhau gìn giữ lấy nghề truyền thống quý báu đó. Bác còn dặn thêm, sang năm không phải tặng hoa Bác nữa. Bác sẽ tự chăm sóc, vun trồng những cây hoa này để dùng cho những Tết năm sau.

      Về mặt khoa học, cũng như về ý nghĩa môi trường sinh thái, vườn cây trong khu Phủ Chủ tịch là một vườn cây quý hiếm, thể hiện sự phong phú về sinh vật cảnh của Việt Nam. Trong quá trình giữ gìn và phát triển, các nhà khoa học cũng như nhân dân ta đang cố gắng chăm sóc, tôn tạo để vườn cây trở thành một bảo tàng sống động trong khu vực cảnh quan chung của Ba Đình lịch sử. Chính vì vậy, vườn cây ngày càng được bổ sung các loại cây quý hiếm cũng như gìn giữ những loài cây đã được Bác Hồ trồng và chăm sóc, trong đó có một số loài được Bác mang từ nước ngoài về như cây xanh bốn mùa, cây cọ dừa… Đặc biệt, cây trường xanh chỉ có một cây duy nhất là cây gỗ lớn, tán lá rộng, hiện nay đang che phủ trên mái nhà, nơi Bác dưỡng bệnh trước lúc qua đời.

      Cho đến nay, phong trào Tết trồng cây của Bác Hồ đã qua gần nửa thế kỷ. Hưởng ứng lời kêu gọi Tết trồng cây của Người, ai ai cũng rất hạnh phúc khi đã góp phần tạo ra được nhiều thế hệ cây xanh cho đất nước. Và những thế hệ cây xanh được trồng từ những năm đầu của phong trào nay đã trở thành những cây cổ thụ xum xuê trên các đường phố, nẻo đường của các làng bản, góp phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cho đất nước. Những cây đa, cây si… Bác Hồ tự tay trồng khi đến thăm một địa danh nào đó, thì nay đã trở thành những di tích lịch sử văn hóa. Và chính những nơi đây cũng như mọi thế hệ người Việt Nam kế tiếp nhau, hiện tại cũng như tương lai, sẽ mãi mãi giữ vững truyền thống tốt đẹp về Tết trồng cây của Người, để cho đất nước Việt Nam chúng ta, những thế kỷ xanh này đến những thế kỷ xanh khác mãi mãi nối tiếp nhau.
                                                                       

admin (Theo Internet)