Phong tục đón Tết trên thế giới

Phong tục đón Tết trên thế giới
Một năm mới sắp đến, khắp nơi trên thế giới tưng bừng ngày hội đón chào một sự kiện được cho là quan trọng nhất trong năm này. Cùng điểm những phong tục đón Tết tại các quốc gia trên thế giới.

 

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, năm mới gọi là Oshogatsu, là dịp tụ họp gia đình nên tất cả cửa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cửa. Người Nhật tổ chức năm mới vào ngày 1/1 dương lịch. Trong năm mới, người ta thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn.
Trong năm mới khi gặp nhau, người ta thường cười to với hy vọng sẽ vui vẻ quanh năm. Để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 100 lần! Tết ở Nhật Bản kéo dài tới 2 tuần.

Thái Lan

Với người dân Thái Lan, Tết thường kéo dài 3 ngày từ 13-15/4 dương lịch. Trong năm mới, người dân cũng có tục té nước để cầu may. Người dân Thái có tục thả chim hoặc cá vào đầu năm để cầu mong sự may mắn.

Ở vùng Viễn Đông

Tại vùng Viễn Đông, trong năm mới người ta lau rửa tượng Phật bằng nước thơm. Trong dịp này, mọi người sẽ vẩy nước vào nhau với hy vọng sẽ có được mùa bội thu. Trong năm mới, động vật nuôi được thả rông, họ thường mua rùa về nhà, trang trí mai rùa thật đẹp bằng giấy đủ màu sắc và thả ra. Người ta tin rằng sự "tốt bụng" đối với động vật sẽ đem đến nhiều điều may mắn trong năm tới.

Ở Nam Phi

Tại Nam Phi, chuông nhà thờ báo hiệu năm mới trong đêm giao thừa và thường có lễ bắn súng chào mừng. Mọi người ăn mặc sặc sỡ và nhẩy múa đón chào một năm mới sắp đến. Người ta cũng đổ ra đường rất đông và cùng nhau cầu nguyện.

Ở Australia

Năm mới ở Australia bắt đầu vào ngày 1/1 dương lịch. Vì Tết ở Nam bán cầu thời tiết thường ấm nóng nên người dân hay đi picnic hoặc ra biển. Trong đêm giao thừa, mọi người vui vẻ náo nức và làm huyên náo đường phố bằng đủ loại âm thanh. Các hoạt động dã ngoại, đua thuyền, đua ngựa, đi săn, lướt ván... rất được ưa thích trong dịp năm mới.

Ở châu Mỹ

Tại châu Mỹ trong đêm giao thừa người ta thường đổ ra đường và nhảy múa suốt đêm để đón chào năm mới. Các đường phố chật người với tiếng cười đùa, còi sáo vang rộn và đủ màu sắc với ánh đèn và hoa giấy. Mọi người ăn nhiều một loại đậu đen trong đêm giao thừa vì người ta cho rằng ăn nó vào ngày đầu năm sẽ có nhiều điều tốt lành. Trong bữa tiệc năm mới, các loại bánh ngọt và sâm panh là thực phẩm được ưa thích.

Ở Châu Âu

Giống như ở châu Á, châu Âu cũng có phong tục ’’xông nhà’’. Người đầu tiên bước vào nhà trong đếm giao thừa phải là đàn ông và sẽ đem máy mắn cho cả gia đình chủ nhà. Khách ’’xông nhà’’ có thể đem theo đủ thứ quà như tiền, bánh mỳ, thậm chí một thỏi than...cùng với lời chúc chủ nhà sẽ có nhiều thứ đó trong cả năm tới. Vào đêm giao thừa, người ta thường đổ hết ra đường và gây ra những tiếng ồn bằng cách như thổi còi, huýt sáo, rung chuông, đánh trống...để xua đuổi mọi thế lực xấu xa. Năm mới cũng là dịp để tín ngưỡng như đi lễ nhà thờ và xem bói.