Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 889

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 98562

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11558858

 
Trang nhất » Tin Tức » Tin các báo 03:05 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Dạy học bằng bản đồ tư duy: Không còn thụ động đọc, chép

Thứ sáu - 22/08/2014 22:00
Dạy học bằng bản đồ tư duy: Không còn thụ động đọc, chép

Dạy học bằng bản đồ tư duy: Không còn thụ động đọc, chép

Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề.
Nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng BĐTD trong giảng dạy, học tập… từ 15-20 năm nay. Nhưng chúng ta mới chỉ áp dụng phương pháp này trong vài năm trở lại đây. Phương pháp này được xem như là công cụ xóa bỏ tình trạng dạy, học theo kiểu  đọc, chép thụ động và thói quen học vẹt của giáo viên và  học sinh hiện nay.
Có dịp dự giờ một tiết học lịch sử, theo phương pháp BĐTD của cô trò trường tiểu học Dream House, tôi mới thấy giá trị của phương pháp này. Tiết học đó dạy về chiến dịch mùa xuân năm 1975. Cô giáo trưng lên một tấm bản đồ, bên cạnh là tấm bảng trắng với tâm điểm là hình tròn thành phố Hồ Chí Minh. Cô giáo chỉ vào tấm bản đồ điểm TP Hồ Chí Minh rồi hỏi học sinh, muốn đến được đây chúng ta sẽ đi bằng những đường nào. Nhiều cánh tay giơ lên. Em thì cho rằng chúng ta sẽ đi theo đường bộ, em thì lại bảo chúng ta đi bằng đường biển, em khác bổ sung chúng ta sẽ đi bằng máy bay... Tất cả những ý kiến đó được cô giáo vẽ sang tấm bảng trắng bên cạnh. Sau khi để cho các em được nói hết suy nghĩ của mình, cô giáo mới tổng kết, đồng thời giảng vào chủ đề chính về trận đánh lịch sử ấy. Cả cô và trò đều hào hứng và môn học lịch sử  rõ ràng trở nên sinh động, không khô khan như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Tương tự, tại trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội, các em cũng được triển khai phương pháp học này. Ngay từ những buổi đầu tiên của năm học mới, giáo viên đã cho các em ôn lại kiến thức của năm học cũ bằng  phương pháp BĐTD. Cô hướng dẫn cả lớp vẽ một BĐTD với nhiều màu sắc sinh động và cuốn hút. Chưa đầy 10 phút, toàn bộ nội dung kiến thức trong 2- 5 trang sách đã được tóm gọn bằng một BĐTD. Trao đổi với chúng tôi về phương pháp này, cô giáo Nguyễn Minh Châu, giáo viên ngoại ngữ, cho rằng: Phương pháp BĐTD giúp các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy lôgíc cho HS. Với chủ trương giảm tải thực hiện từ năm học này, phương pháp BĐTD rất hiệu quả vì cô và trò không bị mất thời gian vào các chi tiết vụn vặn và trùng lặp mà tập trung thảo luận sâu và phát triển vấn đề cốt lõi của bài.  Em Nguyễn Anh Vũ, HS lớp 9, cho biết: BĐTD giúp tự em lập dàn ý nhớ toàn bộ cốt lõi bài học mà không phải học thuộc lòng. Đồng thời tạo cho chúng em tư duy tổng hợp, lô gic, kỹ năng làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
TS Trần Đình Châu, Giám đốc dự án THCS II, Bộ GD&ĐT, và TS Đặng Thu Thủy là hai tác giả đầu tiên ở VN phổ biến phương pháp học này tới các trường phổ thông. Theo TS. Châu, phương pháp BĐTD là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới. Trong dạy học, việc sử dụng BĐTD huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ, đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học. Học sinh thường xuyên tự lập bản đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, xúc tích... Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh tập có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng bản đồ tư duy.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Cùng với giảm tải phải tiến hành áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, từng bước chuyển cách dạy và học từ chỗ trang bị kiến thức cho người học sang dạy học sinh cách tiếp nhận và tìm tòi kiến thức, vận dụng vào thực tế và biến thành kỹ năng của riêng mình. Cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác, việc triển khai dạy học bằng BĐTD chính là một công cụ phù hợp mà các trường đang thực hiện để tiến hành giảm tải đạt chất lượng.
                                                                     
 

Tác giả bài viết: L. Hạnh- N. Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm