Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 6

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 3


Hôm nayHôm nay : 2546

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 98228

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11558524

 
Trang nhất » Tin Tức » Tin các báo 19:49 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Phát huy truyền thống Nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới

Thứ sáu - 22/08/2014 22:11
Phát huy truyền thống Nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới

Phát huy truyền thống Nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên những truyền thống tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong những truyền thống đó, truyền thống Nhà giáo Việt Nam giữ một vị trí rất quan trọng. Vì thế, ngày 20-11 hàng năm là dịp để các thầy cô giáo ôn lại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đep của các thế hệ nhà giáo Việt Nam đi trước nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng của đội ngũ kỹ sư tâm hồn, tiếp tục đào tạo ra những nhân tài cho đất nước một trong những nhân tố đảm bảo cho sự thành công của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Truyền thống Nhà giáo Việt Namlà niềm tự hào, là ý thức trách nhiệm của đội ngũ những người thầy đã được hình thành, vun đắp và phát triển trong tiến trình lịch sử. Những truyền thốngđó bao gồm:
            Thứ nhất, Truyền thống nhân hậu: đó là truyền thốngcủa các thế hệ nhà giáo Việt Nam với những người giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người, thông qua việc dạy chữ để dạy người và dùng nhân cách của mình để hướng dẫn thế hệ trẻ. Thế nên, có nhiều người nổi tiếng, có địa vị trong xã hội… nhưng vẫn lấy nghề dạy học làm niềm vui, niềm tự hào, làm mục đích sống giản dị, trung thực, và được nhân dân thực sự kính trọng, yêu mến. Các thế hệ nhà giáo Việt Namtrong từng thời kỳ đã đảm nhận chức năng  truyền lạicho thế hệ sau những tinh hoa văn hóa của nhân loại, của dân tộc để “con hơn cha”.  Từ đó nhân cách nhà giáo đã trở thành một phần tinh hoa nhân cách con người Việt Nam, được truyền từ đời này sang đời khác.
Có thể thấy rằng, nghề dạy học tự bản thân nó đã đề ra một yêu cầu nghiêm ngặt đòi hỏi ở đội ngũ người thầy, trước hết phải là một người với tất cả phẩm chất tốt đẹp cần phải có, cùng với trình độ uyên thâm của mình để hướng dẫn nhân dân những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
            Thứ hai, Truyền thốngyêu nước: Trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, giải phóng dân tộc của dân tộc Việt Nam, có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó người thầy giáo Việt Namluôn là những người tiêu biểu. Họ không chỉ là nhà giáomà còn là một nhà yêu nước. Hoạt động dạy học của họ thường gắn liền với hoạt động cách mạng, như:
           Trong thời kì phong kiến, xuất hiện nhiều tấm gương khẳng khái của nhà giáođó là Võ Trường Toản, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lương Đắc Bằng, Cao Bá Quát khởi nghĩa chống lại triều đình...     
           Thời kỳ chống thực dân Pháp, từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong các phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp lúc bấy giờ có nhiều nhà giáo Việt Nam đã tham gia, như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Nghị, Tống Duy Tân, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can,  Nguyễn Văn Lạc, Phan Bội Châu…
           Đặc biệt đầu thế kỷ XX, lãnh tụ của Việt Nam khởi đầu sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình cũng bằng nghề dạy học với tên gọi thầy giáo Nguyễn Tất Thành, ở trường Dục Thanh (Phan Thiết). Những năm tháng hoạt động ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan, Người vẫn luôn dành thời gian để học tập và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin cho những người cộng sản cùng chí hướng.
            Ở Việt Nam, từ khi Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyềnbá vào nước ta, nhiều  nhà giáo đã đi theo đội ngũ những người cộng sản, đóng góp công lao xứng đáng cho cách mạng, cho dân tộc. Trong bốn người đại diện cho ba tổ chức Cộng sản trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) thì cả bốn người đều từng là nhà giáo,  đó là đồng chí Châu Văn Liêm, đại diện cho An Nam Cộng sản Đảng (ở Nam Kỳ) từng dạy học ở Chợ Thủ - Long Xuyên; đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng (ở Bắc Kỳ) từng dạy học ở Trường Công Ích - Bạch Mai (Hà Nội); đồng chí Nguyễn Thiệu dạy ở trường Nhật Đức (Phố nhà Chung – Hà Nội) và đồng chí Trịnh Đình Cửu làm gia sư cho các gia đình ở Hà Nội để hoạt động cách mạng.
           Nhiều đồng chí giữ trọng trách cao nhất của Đảng, Nhà nước cũng từng là nhà giáo như: Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Nhiều đồng chí cán bộ xuất sắc của Đảng trong thời kỳ hoạt động bí mật cũng từng là nhà giáonhư những Tô Hiệu, Ngô Gia Tự…
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước ta đã trưởng thành từ những nhà giáo. Riêng trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước có khoảng 3000 cán bộ, giáo viên được chi viện cho chiến trường miền Nam với 29 đợt (1961 - 1975) và trên 9000 nhà giáo kháng chiến tại chỗ từ xã ấp đến cán bộ tiểu ban giáo dục huyện, tỉnh, đã tạo nên một đội ngũ nhà giáo hoạt động sôi nổi trong vùng giải phóng… Có thể nói rằng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ thông qua lớp trí thức dân tộc, trong đó có nhà giáo Việt Nam đã góp phần làm nên một nước Việt Namđộc lập, tự do và ngày nay đang kiên trì đi lên CNXH, niềm ao ước của loài người, lòng yêu nước đó đã trở thành máu thịt, một thuộc chất của Nhà giáo Việt Nam.
             Thứ ba, Truyền thống hiếu học, đại dức - đại trí: Nghề dạy học được xã hội quí trọng, tôn vinh, không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta thường nói ông thầy “biết mười dạy một”. Nhà giáolà người truyền lại tinh hoa, trí tuệ của xã hội từ thế hệ này cho thế hệ khác, thông qua dạy chữ để dạy người, là người khơi dậy sức sáng tạo ở thế hệ tiếp theo làm rạng rỡ non sông đất nước. Để thực hiện được sứ mệnh ấy, các nhà giáo Việt Nam đều là những người ham hiểu biết, không ngừng vươn lên đỉnh cao của thời đại. Những nhà giáo tiêu biểu cho truyền thốnghiếu học, đại đức, đại trí đó là Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm am tường nhiều lĩnh vực, không những đào tạo nên nhiều người tài, mà vua chúa cũng phải vị nể xin ý kiến về chính trị, về quốc kế dân sinh; là Nguyễn Đình Chiểu không hợp tác với giặc đã sống cuộc đời với lý tưởng đạo đức của mình “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẩm – đâm mấy thằng gian bút chằng tà”. Rất nhiều tấm gương về nhà giáo, trí thức vừa là người thầy giáo giỏi, vừa là người trí thức của dân tộc mà chúng ta có thể tự hào về đội ngũ trí thức Việt Nam.  Để ghi danh những trí thức Việt Namqua các thời đại, ở cả ba miền nước ta đều có văn bia tiến sĩ.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà giáo Việt Nam có học hàm, học vị cao: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáonhân dân, Nhà giáo ưu tú, tiêu biểu là  nhà giáoNguyễn Lân, Đinh Xuân Lâm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Đạo, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thúc Hào, Hoàng Minh Thảo, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Đặng Thai Mai… không chỉ kế thừa, phát huy mà còn bảo vệ đượctruyền thống Nhà giáo Việt Namtrong điều kiện mới.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ôn lại truyền thống nhà giáo Việt Namđể chúng ta hiểu rằng, xây dựng và đào tạo con người là yếu tố hết sức quan trọng và càng thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Namcoi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Song để có những con người hoàn thiện thì không thể thiếu đội ngũ những người thầy. Đó là nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang mà đội ngũ người thầy giữ vai trò quyết định đối với mỗi người và cộng đồng dân tộc. Vì thế, cùng với sự phát triển của đội ngũ nhà giáoViệt Nam, đội ngũ nhà giáotrong lực lượng Công an nhân dân đã xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước và dân tộc trong sự nghiệp “trồng người”, không ngừng phấn đấu trau đồi đạo đức nhân cách, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn và phát huy kết quả của thế hệ đi trước để đào tạo cho Ngành, cho đất nước những người con ưu tú, có đủ bản lĩnh  hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và sự bình yên của nhân dân.
Ngày nay nhà giáo Việt Nam đã và đang tiếp tục bồi dưỡng những tài năng trẻ, bằng nhân cách và trí tuệ của mình đã góp phần cực kì quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng phát triển toàn diện, xứng đáng là thế hệ Hồ Chí Minh, nối tiếp truyền thống của cha ông xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại trong niềm tự hào và tin yêu của bạn bè thế giới.                                                                                                        

Tác giả bài viết: ThS Võ Thị Hồng Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm