Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 2546

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 97811

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11558107

 
Trang nhất » Tin Tức » Tổng hợp 14:19 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Năm Tỵ nói chuyện Rắn

Thứ hai - 25/08/2014 23:20
Năm Tỵ nói chuyện Rắn

Năm Tỵ nói chuyện Rắn

Rắn là nhóm động vật bò sát máu lạnh, thuộc bộ Có vẩy (Squanmata), cùng với các loài có vẩy khác như thằn lằn, tắc kè , nhưng vì không có chân nên không thuộc bộ phụ Thằn lằn (Lacertilia hay Sauria) mà thuộc bộ phụ Rắn (Serpentes). Chúng đều cùng chung một lớp là lớp Bò sát (Sauropsida , tên cũ là Reptilia).. Hiện đã biết đến 20 họ rắn khác nhau, bao gồm 500 chi và 3400 loài.Bộ sưu tập rắn lớn nhất thế giới đặt ở thành phố Saint Petersburg (Nga) với mẫu vật 3000 loài rắn khác nhau. Tại Việt Nam đã biết được 145 loài rắn khác nhau.
 Viện nuôi rắn và nghiên cứu về rắn lớn nhất thế giới là Viện Butatan ở Brazil. Viện này được thành lập từ năm 1899 và hiện nay mỗi năm trung bình nhận thêm tới 12 500 con rắn từ khắp nơi gửi đến (!)
Loài rắn nhỏ nhất hiện nay là loài Leptotyphlops carlae, chúng có chiều dài chỉ có q10 cm, nghĩa là có thể nằm gọn trong đồng xu 25 cents của Mỹ. Loài rắn lớn nhất là loài Titanoboa cerrejonensis dài đến 12-15m, nặng đến 1 135 kg, đường kính rộng nhất có thể đến 1m.
Loài rắn tiến hoá từ tổ tiên của loài thằn lằn. Nghiên cứu gần đây dựa trên công nghệ gen và sinh hoá học xác nhận điều này: rắn tạo ra loại nọc độc có chung một nguồn gốc với một vài họ thằn lằn còn tồn tại.
Da rắn được phủ kín bởi các lớp vảy. Hầu hết rắn di chuyển dựa vào lớp vảy này. Cứ 2-3 tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mà còn có chức năng như bàn chân để rắn trườn bò: khi di chuyển, thân dài và nhỏ của nó uốn thành hình chữ S, phía dưới thân thể theo sát bộ phận phía trên để bò lên cùng vị trí ấy. Khi bò, các vảy trườn theo bộ phận lồi ra, rắn dùng đầu nhọn của các chiếc vảy để trèo lên những đám cỏ hoặc đám đất gồ ghề Mi mắt rắn trong suốt và thường xuyên đóng kín, được gọi là "vảy mắt". Rắn lột da để lớn theo theo chu kỳ. Không giống những loài bò sát khác, cách thức lột da của rắn giống như người ta tháo bỏ một chiếc bít tất: nó cọ đầu và mũi vào những vật cứng, như đá, cho tới khi da rách và chúng bắt đầu lột. Lột da cũng khiến rắn loại bỏ ký sinh trùng. Một phần nhỏ ở cuối đuôi rắn không hề thay đổi khi rắn lớn lên có thể thắt chặt nó; để giải quyết vấn đề, rắn tự cắt đứt đường máu đưa tới khúc đuôi đó và từ từ nó sẽ rụng đi . Ở các loài rắn thuộc chi Caenophidia, số vảy bụng và hàng vảy lưng của nó tương ứng với số đốt xương sống.
Một số loại rắn đặc biệt có khả năng lướt nhanh như bay, hầu hết là thuộc chi Chrysopelea. Chúng có khả năng phóng rất xa, khoảng 13,7 mét trong không khí.
Hầu hết rắn đều đẻ trứng, và đa số cũng rời bỏ trứng của chúng sau khi đẻ; tuy nhiên cũng có một số loài giữ trứng trong cơ thể chúng cho đến khi trứng nở. Gần đây, các nhà khoa học đã xác định được một số loài rắn đẻ con, giữ con của chúng trong nhau thai hoặc một thứ tương tự túi noãn. Đây được xem là một chuyện khác thường trong lớp Bò sát. Việc giữ trứng trong cơ thể cho đến lúc nở thành con là một cách giúp rắn mẹ kiểm soát nhiệt độ cho các con chúng và bảo vệ con tránh khỏi những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Rắn nước đẻ nhiều nhất. Trung bình mỗi năm để 3-6 lứa, mỗi lứa 30-70 trứng, có lứa đẻ tới 87 trứng (!)
Làm thế nào mà rắn có thể ăn được những con mồi lớn hơn cả nó? Kate Jackson và đồng nghiệp ở Đại học Toronto đã quan sát kỹ những con rắn chúa ( Lampropeltis getulas) khi chúng nuốt chửng những con rắn ngô ( Elaphe guttata) có chiều dài xấp xỉ vớichúng. Rắn chúa sau khi xiết chặt và hạ gục con mồi, chúng mở rộng hàm, và ngậm chặt hàm trên vào con mồi và nuốt từ từ. Hai nửa hàm dưới của rắn nối với nhau bằng dây chằng đàn hồi. Khi nuốt những mồi lớn chúng căng dây chằng để cho hai nửa hàm dưới rộng toác ra. Răng mọc ngược trên các xương hàm để giữa cho khỏi tuột mồi. Nhà động vật học Angel đã theo dõi một con trăn dài 6m và thu được kết quả là trong 1 năm nó đã xơi hết 16 con dê và 17 con vịt. Tại vườn thú Jakarta (Indonesia) có con trăn mốc dài 4,2m chỉ trong 1 ngày đã nuốt trôi cả 4 con dê con (5,5-8,5kg, có sừng dài 7-8cm) và tiêu hóa hết chúng trong vòng 10 ngày (!)
Nếu bạn có dịp về Tiền Giang, hãy một lần ghé thăm trại rắn Đồng Tâm - trại rắn lớn nhất Việt Nam. (cách Thành phố Mỹ Tho khoảng 9km), do Bộ tư lệnh quân khu 9 thành lập tháng 10/1977 và quản lý. Khởi đầu là nơi nuôi rắn phục vụ cho công việc nghiên cứu, nuôi trồng bảo tồn, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn, sau nhiều năm, trại rắn Đồng Tâm dần phát triển lên với số lượng hàng ngàn con, mở rộng quy mô về nhiều mặt. Rất nhiều loại rất từ quý hiếm đến thông thường như hổ chúa, hổ mang, hổ mèo, rắn lục, rắn nước,… được nuôi dưỡng ở đây. Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết những điều thú vị như: rắn hổ chúa - vua của các loài rắn có chiều dài lên tới 4,5m, với trọng lượng từ 18-20kg; rắn bò nhanh như mây gặp gió nên còn được gọi là rắn hổ mây; 1g nọc rắn hổ mang có thể giết chết 166 người có trọng lượng trung bình 60kg; rắn hổ mèo có thể phun nọc độc từ 1,4 - 1,6m... Bạn còn có thể xem các kỹ thuật viên và các bác sĩ chăm sóc rắn, lấy nọc, chữa trị rắn cắn. Bác sĩ Vũ Ngọc Lương cho biết: "Hiện bệnh viện hoàn toàn có thể chữa trị được với điều kiện tim bệnh nhân vẫn còn đập".
Rắn độc sử dụng nước bọt, chất độc tiết qua những chiếc nanh trong miệng chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi (ngược lại, đa số loài rắn không độc xiết con mồi đến chết). Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn. Rắn độc gồm một vài họ và không có sự phân chia chính thức dùng trong trong phân loại. Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng, giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần kinh, như loài rắn cây đước có độc tính cao, có nanh nằm ở phía sau miệng , đồng thời nanh cong về phía sau. Chỉ có khoảng 450 loài rắn có độc (250 trong số đó có nọc độc đủ giết người). Những loài rắn độc gặp ở Việt Nam gồm có 53 loài: rắn lục lá khô, rắn lục Trường Sơn, rắn lục Jerdonii, rắn lục mũi hếch, rắn lục hoa cân, rắn lục đầu bạc ,rắn cạp nia sông Hồng, rắn cạp nia sông Mêkông, rắn cát, rắn cạp nia Nam, rắn cạp nong, rắn cạp nong đầu đỏ, rắn lá khô đốm, hổ mang chúa, rắn biển (đẻn) độc...
Nọc độc của rắn lại được các nhà khoa học chuyển hóa thành nhiều dược phẩm quý giá, sử dụng an toàn và có hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh uốn ván, động kinh, ung thư... Hiện nay trên thị trường thế giới 1g nọc rắn hổ mang có giá đắt ngang 9,2 g vàng , 1g nọc rắn cạp xám tương đương 14,8g vàng , 1g nọc rắn biển (độc) tương đương 45g vàng , 1g nọc rắn san hô Bắc Mỹ tương đương 57g vàng và đắt nhất là 1g nọc rắn Bumspan Châu Phi tương đương 289g vàng (tính theo vàng 9999).
Theo BS. Nguyễn Thị Thu Hà thì Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay…) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.Nếu có phương tiện sơ cứu có thể làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70% hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.


Khi nói đến rắn và nghề nuôi rắn ở miền Bắc, người ta thường nhắc đến làng rắn Lệ Mật (Gia Lâm), làng rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) và làng rắn Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Tây). Làng Vĩnh Sơn mới phát triển vài năm gần đây, còn Lệ Mật thì mang đặc trưng của làng nuôi rắn dịch vụ chuyên cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn. Như vậy, hiện tại chỉ còn Phụng Thượng mang đúng nghĩa nhất là làng nuôi rắn truyền thống. Hiện tại, ở Phụng Thượng đang nuôi hai loại rắn truyền thống có giá, đó là rắn hổ mang chúa và rắn hổ mang bành. Tuỳ từng thời điểm mà giá của con giống cũng lên xuống khác nhau. Có lúc thì 300.000 đồng 1kg, có lúc thì lên đến 800.000 đồng 1kg. Mỗi nhà nuôi, ngoài số tiền đầu tư cho chuồng trại thì ít ỏi cũng phải có từ 15-20 triệu để quay vòng. Những nhà nuôi rắn với quy mô lớn thì số tiền trên có thể lên tới 50-60 triệu đồng. Cũng giống như các ngành nghề kinh doanh khác, nghề nuôi rắn cũng vậy, đầu tư càng cao, càng trường vốn thì lãi suất càng cao và không sợ bị phá sản.
Rắn có khả năng nhịn ăn rất lâu. Chúng ngừng ăn trong suốt mấy tháng mùa đông. Rắn Sọc dài có thể nhịn ăn tới 660 ngày, rắn lục Rouscell- 355 ngày, rắn nước khoang cổ- 216 ngày.
Nghề Múa rắn đã tồn tại hàng mấy nghìn năm ở Nam Á. Ngày nay tại tỉnh Sindh, miền nam của Pakistan người ta vẫn bắt gặp những nghệ nhân mang trên mình đầy rắn, lang thang khắp đường phố và kiếm tiền bằng cách điều khiển rắn hổ mang múa theo tiếng tiêu của chủ. Mỗi khi có bé trai chào đời những "người rắn" này lại nhỏ mấy giọt nọc rắn lên thân em bé giúp bé nắm bắt được tập tính của rắn và có khả năng miễn dịch với nọc độc của rắn (!), Trai tráng thuộc bộ lạc "người rắn" mà chưa tự tay bắt được con rắn nào thì coi như chưa trưởng thành và bị coi là kẻ hèn yếu, không đủ tư cách để lấy vợ (!)
                                                                Theo GS Nguyễn Lân Dũng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm