Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 96

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 83


Hôm nayHôm nay : 14658

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15526

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11582422

 
Trang nhất » Tin Tức » Dạy và học 13:55 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Phòng GD-ĐT Đức Thọ tổ chức hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn

Thứ sáu - 22/08/2014 12:17
Phòng GD-ĐT Đức Thọ tổ chức hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn

Phòng GD-ĐT Đức Thọ tổ chức hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn

Năm học 2009-2010 đã được Bộ GD-ĐT xác định là Năm học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Gần hai tháng qua, kể từ ngày khai giảng năm học mới đến nay, trong hoạt động dạy học ở các trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện sự thay đổi về nhận thức cũng như việc làm cụ thể hưởng ứng chủ đề năm học. Nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức; nhiều diễn đàn đã được mở ra trên báo in, báo mạng nhằm mục đích hướng tới một sự đổi mới mạnh mẽ mang tính khoa học, thực chất và hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

 
Ngày 23/10/2009, tại trường THCS Yên Trấn, Phòng GD-ĐT Đức Thọ đã tổ chức hội thảo: Đổi mới phưong pháp giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THCS. Dự hội thảo có các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD-ĐT và hơn 60 đại biểu đến từ các trường THCS trong huyện (gồm đại diện BGH, tổ trưởng, nhóm trưởng Ngữ văn, các giáo viên giỏi tỉnh)
Sau báo cáo đề dẫn của chuyên môn Phòng, các đại biểu đã tham luận tập trung vào các nội dung sau:
 
- Đánh giá thực trạng chất lượng dạy và học môn Ngữ văn các trường THCS trong huyện; phân tích nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém
 
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
 
Sau đây là tóm tắt một số nội dung đã được các đại biểu nhất trí đánh giá :
 
1. Đức Thọ  là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời. Mảnh đất này đã sinh ra và nuôi dưỡng thành tài nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Thế nhưng, hiện nay, chất lượng dạy văn, học văn ở các trường học giảm sút đến mức báo động. Chỉ riêng kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2009-2010 vừa qua, điểm bình quân môn Ngữ văn của toàn huyện dưới mức trung bình toàn tỉnh. Điểm yếu trong học văn của học sinh bộc lộ ở những khía cạnh sau:
 
- Không nắm được những kiến thức văn học cơ bản đã học trong chương trình nên dẫn đến những nhầm lẫn tác giả - tác phẩm theo kiểu “râu ông nọ chắp cằm bà kia” , không thuộc thơ, không biết tóm tắt tác phẩm...
 
- Kỹ năng viết văn của học sinh nhìn chung còn yếu. Trong các bài viết, lỗi ngữ pháp, chính tả còn nhiều. Các em chưa có ý thức lựa chọn từ ngữ, trau chuốt lời văn, sắp xếp ý một cách mạch lạc... Bài viết nhìn chung ngắn, nghèo ý.
 
- Phần lớn học sinh chưa có hứng thú học văn (nếu không nói là không thích học văn). ở nhiều trường, học sinh không muốn tham gia đội tuyển thi HSG Văn, nhiều em không muốn phụ đạo, học thêm môn Văn mặc dù đang thuộc diện học yếu.
 
2. Vì sao học sinh chưa thích học Văn ?
 
Chất lượng giáo dục nói chung trong đó có môn Ngữ văn, luôn dựa trên 4 yếu tố:
 
- Năng lực, tài nghệ của giáo viên
 
- Vai trò tổ chức, quản lý chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục
 
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học
 
- Sự quan tâm, chăm lo của gia đình và xã hội.
 
Sự yếu kém, hạn chế từng phần trong 4 yếu tố trên chính là nguyên nhân của tình trạng học sinh không thích học Văn, chất lượng môn Văn còn thấp.
 
3. Để học sinh yêu thích môn Văn, học tốt môn Văn, chúng ta phải làm gi?
 
Các ý kiến tham luận đều nhất trí khẳng định trong các yếu tố trên thì năng lực, tài nghệ của giáo viên là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy học. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Văn ?
 
Về mặt kiến thức: Điều quan trọng nhất đối với người thầy đứng trên bục giảng nhất là phải nắm chắc kiến thức bộ môn. Trên thực tế hiện nay vẫn có không ít giáo viên do năng lực chuyên môn hạn chế nên trong các tiết dạy chỉ dựa vào sách giáo khoa; hiện tượng giáo viên đọc (hoặc ghi lên bảng) nội dung sách giáo khoa cho học sinh ghi không phải là không có. Rất nhiều giáo viên Văn nhưng chưa đọc hết tác phẩm có dạy trong chương trình. Kiến thức về lí luận văn học, văn học sử của giáo viên nhìn chung rất hời hợt... Nhiều vấn đề thời sự văn học ít được giáo viên chú ý.
 
Chúng ta thường nói: Biết 10 dạy 1. Để làm chủ quá trình dạy học, giáo viên nhất thiết phải không ngừng học hỏi (chủ yếu là tự học). Trước hết, phải đọc hết các tác phẩm dạy trong chương trình. Để dạy tốt một đoạn trích thì bắt buộc giáo viên phải đọc cả tác phẩm để biết chủ đề, bố cục, mạch cảm xúc...  Ngoài kiến thức môn Văn, giáo viên phải có sự hiểu biết rộng ra các lĩnh vực khác, đặc biệt là các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Nguồn tư liệu có thể lấy từ thư viện trường, của cá nhân giáo viên hoặc lấy trên mạng...
 
Về phương pháp giảng dạy: Môn Ngữ văn là môn học tích hợp 3 phân môn: Tiếng Việt, Văn bản tác phẩm, Tập làm văn. Mục tiêu của môn học là học sinh có kiến thức văn học, biết cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm được học, biết sử dụng từ ngữ tiếng Việt để tạo lập văn bản với nhiều mục đích khác nhau.  Tuy nhiên, xét về mặt phương pháp thì mỗi phân môn đều có những phương pháp giảng dạy riêng. Trong hội thảo này, các tham luận tập trung vào phương pháp dạy văn bản và Tập làm văn.
 
Về dạy Văn bản :
 
Tố chất cần có đầu tiên ở giáo viên dạy Văn là phải Yêu Văn. Giáo viên có thật sự yêu thích Văn thì mới có thể truyền cảm hứng đó đến học sinh qua từng tiết dạy. Người thầy giáo dạy văn phải như ngọn nến tự đốt cháy mình để soi sáng tâm hồn các em học sinh.
 
Dạy Văn đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt của giáo viên. Mọi sự gò ép, khuôn mẫu đều dẫn đến hậu quả là bóp chết cảm hứng của cả thầy và trò. Bằng giọng nói (đọc) truyền cảm, nét mặt, cử chỉ thân thiện của giáo viên tạo ra không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh tiếp cận với tác phẩm với một tâm thế chủ động, tự tin.
 
Trong tiết dạy văn bản, một khâu không thể xem nhẹ đó là đọc văn bản. Tùy từng đối tượng mà định ra yêu cầu hướng dẫn đọc. Đối với học sinh lớp 6, 7 thời lượng dành cho hướng dẫn đọc nhiều hơn lớp 8, 9. Trong quá trình phân tích, tìm hiểu văn bản cần kết hợp đọc – phân tích – bình chi tiết nghệ thuật. Có những văn bản chỉ cần đọc diễn cảm là có thể cẩm nhận được vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật (như VB Cây tre Việt Nam của Thép Mới...). Một nguyên nhân khiến học sinh hiện nay ít thuộc thơ, văn chính là do giáo viên đã xem nhẹ khâu đọc văn trong dạy văn.
 
Về dạy Tập làm văn: Cần quan tâm các khâu: ra đề, chấm, chữa bài.
 
- Ra đề: Đề văn vừa là tiêu chí đánh giá kết quả học tập vừa có tác dụng định hướng, khơi dậy hứng thú học văn, viết văn cho học sinh. Hiện nay, ngoài dạng đề truyền thống (kiểm tra kiến thức đã học), còn có dạng đề mở. Đã có người cho rằng: ra đề thi môn văn không khó (nên đã có việc lãnh đạo ra đề rồi nhờ GV làm hướng dẫn chấm). Nhưng ra được một đề hay (kiểm tra, đánh giá được kiến thức, kĩ năng lại tạo được hứng thú làm bài cho học sinh) thì hoàn toàn không dễ. Đã từng có những học sinh điểm làm văn thường ở mức trung bình nhưng lại có bài đăng ở các báo, tạp chí.
 
- Chấm, chữa bài: Đây là khâu quan trọng trong qui trình hoạt động dạy học của giáo viên; giúp học sinh đánh giá được sự hiểu bài, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học; phát hiện những sai sót về nội dung kiến thức, kĩ năng viết văn... Trước đây, thầy giáo chấm bài TLV của học sinh có ghi các kí hiệu lỗi (ct, dt, np...), có nhận xét ưu điểm, nhược điểm, có những lời động viên khuyến khích... Học sinh chữa lại các lỗi sai vào vở... Hiện nay, những việc làm này hầu như đã trở thành xa lạ. Giáo viên chỉ cho điểm mà không nhận xét...
 
Về vai trò tổ chức, quản lí của nhà trường, các tham luận đã đưa ra các đề nghị: Để chất lượng dạy học môn Ngữ văn được nâng lên, cần có sự quan tâm hơn của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục. Cụ thể:
 
- Đầu tư thư viện trường, hình thành thói quen đọc sách báo trong giáo viên, học sinh.
 
- Nhận thức dạy văn, rèn văn không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên ngữ văn mà là nhiệm vụ chung toàn trường. CB, GV gương mẫu: viết đúng chính tả, ngữ pháp...
 
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ (thơ, kịch)...  Tổ chức thi sáng tác thơ văn tuổi học trò (trường tổ chức và tham gia các cuộc thi do ngành và liên ngành tổ chức) có trưng bày sản phẩm hoặc đưa lên website...
 
Trong không khí sôi nổi, hào hứng, các thầy cô dự hội thảo đã đọc nhiều bài thơ tự sáng tác.
 
Ngoài những ý kiến đóng góp bổ ích về đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn, hội thảo lần này đã khơi dậy niềm yêu thích, sự đam mê đối với văn chương trong đội ngũ giáo viên dạy Văn huyện nhà. Đó cũng là một thành công lớn của hội thảo.
 
                                                                                             Bùi Năng Tiến
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm