Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 4954

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 104666

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11564962

 
Trang nhất » Tin Tức » Dạy và học 15:42 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Nghĩ về BẾN QUÊ

Thứ sáu - 22/08/2014 12:28
Truyện được mở ra bởi hoàn cảnh rất đặc biệt của nhân vật chính: Nhĩ đã từng đi khắp nơi trên thế giới, thậm chí tới cả bên kia bán cầu, nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào chiếc giường bởi một căn bệnh nan y.
 
 
Trong những ngày cuối đời Nhĩ đã nghiệm ra được một điều kỳ diệu của cuộc sống. Thời gian nghệ thuật của truyện là thứ thời gian được chiêm nghiệm bằng cả cuộc đời và bị rút lại một cách gấp gáp trong những khoảnh khắc ít ỏi cuối đời của nhân vật. Hầu hết các chi tiết nghệ thuật trong truyện đều có ý nghĩa biểu tượng, kể cả hoàn cảnh đặc biệt của nhân vật. Phải chăng NMC muốn để người đọc cảm nhận được sự nuối tiếc đến bất lực của con người khi một khát vọng không thực hiện được! Cái độc đáo nhất của câu chuyện là tác giả đã miêu tả ước muốn kì lạ cuối đời của Nhĩ – một ước muốn rất đơn giản, thậm chí với những người bình thường có thể bị coi là ngớ ngẩn – Nhĩ đã rất ngượng ngịu khi nhờ con sang bên kia bến bồi ... Thế nhưng ước muốn đó được xây dựng như một khát vọng đẹp đẽ của cuộc đời. Bắt đầu từ những chi tiết nhẹ nhàng tinh tế như câu hỏi vợ của Nhĩ xem có nghe thấy âm thanh gì đêm qua không. Người vợ không trả lời nhưng hình dung ra một bờ dốc thẳng đứng với những đợt đất lở vỡ òa vào giấc ngủ . Và mỗi sáng khi đã bị cột chặt vào chiếc giường, Nhĩ mới có cơ hội để ngắm nhìn bãi bồi bên kia sông và nhận ra một điều rằng mình đã đi rất xa rất nhiều nơi, nhưng lại chưa bao giờ đặt chân lên cái bãi bồi rất gần kia . Những gì chưa biết luôn tạo ra cho con người cảm giác thích thú muốn khám phá. Với Nhĩ cũng vậy, và nếu biết không thể thực hiện được thì ước muốn càng mãnh liệt hơn. Tuy nhiên ước muốn này còn có một sự lôi cuốn khác. Đó là sự cộng hưởng của niềm đam mê thám hiểm ẩn chứa trong mỗi con người kết hợp với tình yêu máu thịt với quê hương với thiên nhiên cuộc sống quanh mình – Bãi bồi bên kia sông chứa đựng tất cả... Người đọc dễ dàng đồng cảm với nhân vật bởi không mấy ai không có một lần ngắm nhìn một vùng đất xa xăm nào đó mà không nảy sinh những ước muốn. Cảm giác muốn được chinh phục, được thám hiểm, hay được trải hồn mình vào một không gian thiên nhiên cách biệt thế giới ồn ào sôi động của cuộc mưu sinh thường ngày. Đó là những khoảng khắc “rất người” trên  cái hành trình đi tìm các “mảnh vỡ bản thể” của nhân loại. NMC đã rất tinh tế khi để cho Nhĩ có những khao khát lạ lùng đó.
 
   Nhĩ đã có một cách để thực hiện ước muốn của mình , đó là nhờ con trai thay mình sang bên kia sông, đặt chân lên bãi bồi ấy. Nếu cuộc đời người bố phải dừng lại ở đây thì người con chính là tương lai, là sự tiếp nối mạnh mẽ của sự sống. Khi muốn người con thực hiện ước muốn của người bố thì niềm khao khát kia không còn là một ước muốn cụ thể nữa mà đã được khái quát lên một tầm cao hơn: đó là những khát vọng mà hậu thế chưa thực hiện được gửi gắm lại cho tương lai. Người con là hiện thân của tuổi trẻ và cũng mang những nhược điểm của tuổi trẻ mà chỉ có tuổi già mới nghiệm ra . Tuổi trẻ thường không ý thức được sự ngắn ngủi của thời gian một đời người nên không biết quí trọng thời gian. Đó chính là căn nguyên để con người cứ “vòng vèo, chùng chình” khi thực hiện những việc lẽ ra phải làm ngay. Đám cờ thế bên đường có sức lôi cuốn mãnh liệt và người con – tuổi trẻ không thể không bị hấp dẫn. Chỉ có những người đã đi gần đến điểm dừng cuộc đời mình như Nhĩ mới thấu hiểu và nuối tiếc cho cái sự “vòng vèo, chùng chình đó”. Đó cũng là một tình huống làm tăng thêm nỗi khao khát chưa thực hiện được của Nhĩ .
 
 Triết lý nhân sinh tác giả gửi gắm trong truyện rất giản dị: Hãy biết trân trọng quí giá những gì thân thuộc, bình dị “của mình và bên cạnh mình”. Thế nhưng tại sao truyện lại có một sức lay động lớn tới người đọc và có giá trị thức tỉnh mãi mãi. Bởi lẽ đó là điều ai cũng hiểu, cũng ý thức được, nhưng mấy ai thực hiện được đến cùng (Và còn bởi lẽ bãi bồi bên kia sông – nơi chưa từng đến bao giờ ấy có một sức cám dỗ đến kỳ lạ).
 
                                                                                                                  Quỳnh Vân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm