Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 4954

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 105055

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11565351

 
Trang nhất » Tin Tức » Tin các báo 18:20 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Không nên phủ định nền giáo dục bằng cái nhìn phiến diện, sai lệch

Thứ sáu - 22/08/2014 03:46
Không nên phủ định nền giáo dục bằng cái nhìn phiến diện, sai lệch

Không nên phủ định nền giáo dục bằng cái nhìn phiến diện, sai lệch

Gần đây, cụm từ “nói thẳng, nói thật” xuất hiện tương đối nhiều trên báo chí. Điều này dễ hiểu bởi lẽ, trong giao tiếp đời thường, không gì thuyết phục bằng cái cách đặt vấn đề” nói thẳng, nói thật”. Thời đại bùng nổ thông tin, rộng cửa cho quyền tự do ngôn luận nên cũng chẳng khó khăn gì cho cái sự “nói thẳng, nói thật” ấy.

Với GD, càng có khá nhiều chuyện tích cóp đó đây để đàm đạo. Đơn cử một chuyện hiển nhiên: ai đã từng cắp sách đến trường đều thuộc nằm lòng câu văn mở đầu trang viết “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh: “ Hằng năm, cứ đến độ vào thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Vì sao vậy? Vì nhà văn đã diễn tả trúng tâm trạng của mọi lứa tuổi. Vậy mà có tờ báo lại cho rằng đó là “một chu kỳ đầy khổ dịch và lo âu cho cả thầy lẫn trò.”. Nhà báo Vĩnh Thắng, công tác tại báo Thanh niên từ năm 1990 liên tục cho đến nay, trong bài viết “Cuộc chơi thiếu bình đẳng giữa truyền thông và giáo dục” (“Người làm báo”) đã viết: “Chúng tôi từng đi tham quan, tìm hiểu, học hỏi về mô hình GD của gần 20 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc v.v… nhưng thú thật chưa có ở một quốc gia nào GD được lên báo nhiều như ở Việt Nam! Báo chí “can thiệp” sâu vào từng trường học, từng hành vi của nhà giáo, đưa từng cái tin “nhỏ như con thỏ” lên báo đài bất cứ lúc nào! Hiếm có quốc gia nào mà trường học thu thêm 5 ngàn đồng cũng bị đưa lên báo như ở Việt Nam.” Và cái cách đặt vấn đề của anh cũng đã khơi dậy sự cảm thông sâu sắc của dư luận: “Chúng tôi thường nói với phóng viên của mình rằng, hãy đi làm hiệu trưởng 1 tuần lễ rồi hãy viết bài về nhà trường”.

Những hiện tượng tiêu cực, những yếu kém của GD - một hệ thống lớn đang chuyển động đổi mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường và đất nước mở cửa – là không thể tránh khỏi. Chức năng của báo chí là phê phán để định hướng dư luận xã hội, góp phần loại trừ những hiện tượng tiêu cực, giúp GD khắc phục những khó khăn, yếu kém để ổn định và phát triển, chứ không nên nhắc đi nhắc lại một số tiêu cực, yếu kém làm bàn kê cho những nhận định khái quát, chủ quan, thiếu chuẩn xác. Không nên phủ định nền giáo dục bằng cái nhìn phiến diện, sai lệch. Hàng ngàn lần không nên dội nước lạnh vào ngọn lửa nhiệt tình đang cháy lên từ con tim của hàng triệu thầy giáo, cô giáo và các cán bộ quản lý giáo dục đang ngày đêm mang hết tâm huyết và tâm lực chăm lo cho sự nghiệp trồng người, cũng là chăm lo cho tương lai và tiền đồ của dân tộc.

Nhìn lại thành tựu đổi mới những năm qua, có thể thấy rõ bản lĩnh của GD Việt Nam thập niên đầu thế kỷ 21, chuẩn bị hành trang cho thập niên tiếp theo. Xin nói lại một chút, việc dùng hai chữ “đổi mới” là chuẩn xác. Có ý kiến cho rằng cần cải cách có hệ thống, chứ không nên đổi mới vụn vặt. Nên xem lại từ điển để rõ nghĩa của “cải cách”, đó là: “Đổi mới cho tiến bộ hơn, hợp với sự tiến hoá hơn”. Như vậy, GD đang thực hiện đổi mới cũng tức là cải cách. Tinh thần đổi mới mang nội dung cải cách đang được thể hiện trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 mà Bộ GD-ĐT đang soạn thảo, đúng theo Kết luận của Bộ Chính trị số 242 – TB/TW ngày 15/04/ 2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục -đào tạo đến năm 2020.

Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người ở mọi quốc gia thì GD cần phải tận dụng tối đa mọi cơ hội để đáp ứng với những triển vọng và thách thức. Bắt đầu từ những viên gạch, chất kết dính cùng nhiều vật liệu khác, GD liên tiếp tạo nên sự vững chãi, đẹp đẽ cho những ngôi nhà mới trên cái nền truyền thống. Mọi sự đổi mới đều được đưa ra bàn bạc một cách công khai, dân chủ rộng rãi trong khuôn khổ của “kỷ cương phép nước”. Cuộc vận động “ Hai không” hơn 3 năm qua là bước đột phá đầu tiên thay đổi thói quen xấu trong thi cử, đã được sự chung tay giúp sức của toàn xã hội. Những thành tựu đạt được của cuộc vận động này là điều ai cũng có thể nhìn thấy, khi mà những sân trường thi không còn rải trắng phao thi như 3 năm trước đây. Đây là tiền đề quan trọng tạo ra sự chuyển biến tích cực không chỉ về đạo đức mà còn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, khi người học thực học. Không thể mãi vin vào những con số tỷ lệ để mà quen một nếp nhìn nhận đánh giá cực đoan rằng GD vẫn quay về với bệnh thành tích, mà hãy làm một cuộc điều tra có chứng cứ khoa học xác thực về chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy và học ở các cấp học, ngành học hiện tại so với những năm trước đây. Ngày nay, cơ sở trường lớp nhiều, kiên cố và khang trang hơn ngày xưa một cách vượt bậc. Thời đánh Mỹ có chưa đầy 30 triệu dân, nay là 85-86 triệu, nếu không xây dựng trường, mở thêm lớp, lấy đâu ra chỗ học? Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thực hành cho HS, SV tăng lên rất nhiều và hiện đại. Người lao động do GD Việt Nam đào tạo cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nền sản xuất ngày càng lớn và hiện đại. Hội thảo về GD của PACE tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, trước khi nhận định về bước tiến của GD Việt Nam ở thế kỷ 21 đã đề dẫn : “ Muốn biết sự phát triển của một đất nước ra sao hãy bắt đầu từ diện mạo của nền giáo dục ở nước đó.”. Báo cáo thường niên về triển vọng kinh tế Đông Á 2008 do Viện nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển thuộc tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản nhận định, năm 2008, Việt Nam có mức tăng trưởng cao tới 8,7%, một sự tăng trưởng ấn tượng trong hơn một thập kỷ qua.Việc thúc đẩy cải cách, tạo nguồn nhân lực tri thức dồi dào tiếp tục báo hiệu đà tăng trưởng cao, bền vững. Nguồn lực ấy ở đâu ra nếu không từ nhiều đề án đổi mới GD đồng bộ từ Trung ương đến địa phương? Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện về GD đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, trong đó chú trọng đến yêu cầu đổi mới quản lý GD theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường ĐH trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong GD-ĐT từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khoá XII vào ngày 19 tháng 6 năm 2009 với sự đồng thuận cao đã tạo cơ hội học tập nhiều hơn từ bậc mầm non đến đại học. Việc ngành GD-ĐT đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 5 trường ĐH nghiên cứu lọt vào top 200 – 400 trường Đại học quốc tế hoàn toàn có cơ sở thực tế, không nằm ngoài xu thế chung khi Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài với tư cách thành viên chính thức của WTO. Chủ trương xây dựng trường ĐH mô hình mới, hay còn gọi là trường ĐH đẳng cấp quốc tế với cơ chế quản trị, tài chính mới và những hệ thống đảm bảo chất lượng để hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực của Việt Nam trong nghiên cứu, giảng dạy về khoa học và công nghệ nhằm cung cấp một lực lượng lao động có kỹ năng cao hơn đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Như vậy, sao có thể gọi là đổi mới vụn vặt, tuỳ tiện như một tờ báo đã nêu. Có sai lệch không khi cho rằng đi du học nước ngoài là “chạy trốn” GD trong nước? Sao không nhìn nhận vấn đề giản đơn hơn: Đó là sở thích của tuổi trẻ hiện nay, là một mốt của thời cuộc. Hãy nhìn vào thực tế: không phải ai đi học nước ngoài về cũng có việc làm tốt và thành đạt! Các trường ở nước ngoài mà lưu học sinh Việt Nam đi học tự túc đến học đâu phải trường nào cũng có chất lượng cao. Trong khi đó, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, những nỗ lực cải tiến phương pháp dạy và học, những chuẩn kiến thức kỹ năng, chuẩn đạo đức được đề ra đối với người thầy giáo, hướng đến đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng GD đang tạo sự đồng thuận cao, niềm tin của xã hội vào nhà trường.

GD là sự nghiệp của toàn xã hội. Đạt được những thành tựu như ngày nay là bởi GD đã nhận được sự ủng hộ to lớn của Đảng, Chính quyền các cấp và mọi thành viên của xã hội. Minh chứng gần gũi nhất là qua trận bão số 9 mới đây, ở hầu hết những vùng bị thiệt hại nặng nề, những ngôi trường đều được ưu tiên chăm lo trước tiên của từ lãnh đạo cấp cao đến những người dân lao động. Có ở nơi đâu như Việt Nam, chủ tịch tỉnh xắn quần trèo đèo lội suối để đến thăm những ngôi trường nằm sâu trong núi. Câu chuyện cảm động này chúng tôi nghe được từ chính các cán bộ, giáo viên ở huyện Kon PLông kể về TS Hà Ban, Chủ tịch tỉnh Kon Tum. Mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ, quan tâm – đó là một trong những mong muốn lớn nhất của người làm giáo dục trong công cuộc đổi mới GD hiện nay.

                                                                                    

,

Nguồn tin: Nguyễn Thị Thuý Hồng - Nguyễn Danh Bình (Báo Giáo dục & Thời đại)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm