Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 3645

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 94950

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11555246

 
Trang nhất » Tin Tức » Tin nội bộ 11:35 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Hội nghị CB-CC trường THCS Hoàng Xuân Hãn: Đổi mới, tiếp thêm nhiệt tình và đam mê cống hiến

Thứ hai - 25/08/2014 22:42
Hội nghị CB-CC trường THCS Hoàng Xuân Hãn: Đổi mới, tiếp thêm nhiệt tình và đam mê cống hiến

Hội nghị CB-CC trường THCS Hoàng Xuân Hãn: Đổi mới, tiếp thêm nhiệt tình và đam mê cống hiến

Trong không khí vui mừng phấn khởi đầu năm học mới, khi cảm giác khai trường trong thầy và trò vẫn còn náo nức, sáng 24/ 09/ 2011 Trường và Công đoàn trường THCS Hoàng Xuân Hãn đã tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức và Công đoàn năm học 2011 - 2012. Đây là Hội nghị của tinh thần đổi mới nhằm tiếp thêm nhiệt tình và niềm đam mê cống hiến trong mỗi cán bộ giáo viên

Tinh thần đổi mới thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Ban tổ chức đã khiến không ít CBGV ngỡ ngàng với việc sắp xếp bài trí hội trường: ngoài các yêu cầu hình thức theo quy định, trên bàn hội nghị không bố trí các lẵng hoa - kể cả bàn Chủ trì hội nghị và bàn Thư kí, chỗ ngồi CBGV được bố trí hài hòa... Các ý kiến tham luận được chỉ đạo: phát huy tinh thần dân chủ, nói thẳng nói thật, có thể lồng ghép các nội dung tham luận với nhà trường và công tác công đoàn; khuyến khích những ý kiến đột xuất nảy ra trong chương trình nghị sự. Đại diện ban tổ chức giải thích sự đổi mới ấy là kết quả tiếp thu ý kiến của đồng chí đồng nghiệp, tiếp thu tiếng nói của báo chí về việc tổ chức các hội nghị đầu năm sao cho hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức, chiếu lệ. Quan điểm đó tạo được sự đồng thuận rất cao trong CBGV. Từ tâm thế chung ấy, Hội nghị CBCC và CĐ đã diễn ra trong không khí văn phòng nhà trường nghiêm túc, ấm cúng và gần gũi, thân tình.

      Mở đầu chương trình Hội nghị là lời khai mạc trang trọng, cởi mở của đồng chí Dương Thế Vinh - Hiệu trưởng nhà trường: “... Thông thường, Hội nghị CBCC và CĐ đầu năm bao giờ cũng trình bày bản tổng kết đánh giá năm cũ và phương hướng nhiệm vụ năm mới, sau đó là ý kiến tham luận... Hội nghị CBCC và CĐ năm nay xin được tiến hành không theo thông lệ đó. Trước hết chúng ta hãy lắng nghe ý kiến đánh giá của các tổ, các đoàn thể và các cá nhân về hoạt động của nhà trường, của công đoàn, của tổ, của mỗi cá nhân. Ý kiến từ cơ sở bao giờ cũng có sức nặng của thực tiễn. Là những người vừa trực tiếp đứng lớp hàng ngày vừa tham gia quản lí tổ, đoàn thể... tham luận của các đồng chí chắc chắn sẽ nói chính xác hiện thực của một năm giảng dạy, công tác cũng như tình hình, kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh. Hãy nói thật đánh giá của mỗi người, hãy mạnh dạn đề xuất, kiến nghị, hãy sáng tạo và trách nhiệm đề ra những ý tưởng, giải pháp trên tất cả các hoạt động của nhà trường, đem lại cho hội nghị luồng sinh khí mới dân chủ, cởi mở, sáng tạo và không né tránh. Dám nói thật và dám nghe những lời nói thật là một trong những phẩm chất của kẻ sĩ.  Làm được như thế là khởi đầu có ý nghĩa cho chúng ta tiến hành năm học mới với nhiều lo toan mới, trăn trở mới và hy vọng mới!...” Lời khai mạc đồng thời cũng trở thành lời đề dẫn cho những ý kiến tham luận chân thành, thẳng thắn, trọng tâm và chất lượng.

      Hưởng ứng tinh thần đó, cô giáo Trần Thị Hồng Minh - Tổ trưởng Tổ Sinh, Hóa, Địa, Thể - đã có ý kiến tham luận tâm huyết. Ý kiến của cô tập trung vào hai lĩnh vực cụ thể là công tác chuyên môn và công tác chủ nhiệm lớp. Với tư cách là Tổ trưởng Tổ chuyên môn, cô bày tỏ trăn trở thường trực: với đặc thù chuyên môn của tổ, luôn mong muốn đóng góp cho sự phát triển nhà trường được nhiều nhất. Quan điểm của Tổ là phát huy tối đa sức mạnh, sở trường cá nhân, tập hợp sức mạnh đó; duy trì những cách làm cũ đã và đang mang lại hiệu quả trong công việc đồng thời đề xuất vận dụng những cách làm mới hiệu quả thiết thực hơn. Về việc sinh hoạt tổ, cô đề xuất cần chủ động, sắp xếp hợp lí hơn, tăng hiệu quả của những tiết dự giờ thăm lớp; các giờ thao giảng không nên theo đợt mà nên tiến hành đều đặn trong mỗi tháng. Với mỗi cá nhân CBGV, luôn nêu cao tinh thần làm mới kiến thức và phương pháp giảng dạy; chấm chữa các bài kiểm tra kĩ lưỡng, kịp thời nhằm tăng hiệu quả giáo dục... Về công tác chủ nhiệm lớp, để mang lại hiệu quả tối đa, cần có sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều đồng nghiệp: các chủ nhiệm lớp hỗ trợ nhau, các giáo viên bộ môn phối hợp chặt chẽ với chủ nhiệm lớp.

      Tiếp theo ý kiến chi tiết, không dài dòng, đi thẳng vào vấn đề của cô Hồng Minh là một tham luận trực diện của thầy giáo Tổng phụ trách Đội TNTP Phan Đăng Nhân. Đề cập vấn đề thực hiện nề nếp của học sinh trường THCS Hoàng Xuân Hãn, thầy TPT đã chỉ ra nhiều biểu hiện rất cần quan tâm, những nguyên nhân hết sức cụ thể, những giải pháp khá toàn diện, những kiến nghị đáng suy nghĩ. Bản tham luận được chủ trì hội nghị đánh giá là “đầy đủ, công phu, tỉ mỉ” của thầy đã khơi dậy những phản ứng nhiều chiều, chứng tỏ đã thu hút được sự quan tâm của tất cả CBGV. Việc thực hiện nề nếp rèn luyện và học tập của các em học sinh Hoàng Xuân Hãn nổi tiếng chăm ngoan, trong bối cảnh chung, rõ ràng chưa có những biểu hiện đến mức báo động nhưng thực sự cũng đã khiến các cô thầy phải nghĩ suy!

      Không khí có phần xôn xao, trăn trở của Hội nghị CBCC và CĐ dịu lại khi ban chủ trì mang lại một ngọn gió mát lành khi giới thiệu cô giáo Nguyễn Nữ Thanh Huyền - Tổ trưởng Tổ Xã hội phát biểu. Tham luận của cô về chất lượng học tập các môn khoa học xã hội mang tên “Băn khoăn, lo lắng và hy vọng”. Với cấu trúc một tham luận bài bản và công phu mang màu sắc khoa học xã hội nhân văn như thế, ý kiến của cô hấp dẫn với màu sắc riêng, mang chở những nỗi niềm của các thành viên trong tổ. “Băn khoăn” bởi chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn các môn khoa học xã hội báo động đang có chiều hướng đi xuống. Cô nêu lên những dẫn chứng không xa lạ lắm trong hoàn cảnh hiện nay nhưng cũng khiến những đồng nghiệp, đồng môn của cô không khỏi chạnh lòng. Nhiều học sinh nói để thầy cô dạy Ngữ văn nghe những câu: “Đi ôn đội tuyển Văn mà phải nghỉ học thêm Toán thì đừng hòng” (!), “Không được vào đội tuyển Anh thì thôi, dứt khoát không thi Văn”(!).v.v. Nguyên nhân đến từ nhiều phía: Trước hết là quan điểm thực dụng của xã hội với thiên hướng chỉ coi trọng các môn khoa học tự nhiên, xem nhẹ khoa học xã hội; Ảnh hưởng quan niệm sai lệch đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh có suy nghĩ xem nhẹ và định hướng con không đầu tư cho các môn KHXH. Đó nghiễm nhiên trở thành điểm tựa để học sinh trở nên thêm lười nhác, thờ ơ với KHXH; Một khía cạnh nào đó, bên cạnh các nguyên nhân trên còn có lí do các môn khác học thêm quá nhiều, chiếm hết thời gian của học sinh, không có thời gian dành cho Ngữ văn, Lịch sử... ; Không thể không nói đến nguyên nhân sự đầu tư cho giờ giảng của giáo viên còn hạn chế, nhiều đồng nghiệp có tâm lí bi quan trước thực trạng nói trên nên trở nên thiếu mặn mà với việc làm thế nào để học sinh thích học, dẫn đến ít trau dồi chuyên môn, ít tìm tòi đổi mới. Làm thế nào để học sinh thích học? - đó là câu hỏi hơn một lần được cô Nguyễn Nữ Thanh Huyền nhấn mạnh. Từ những băn khoăn trên, cô cũng đã chỉ ra những điểm sáng, những tín hiệu vui, có thể “hy vọng”. Tín hiệu vui đến từ vị thứ tuyển sinh vào THPT của trường THCS Hoàng Xuân Hãn các môn Ngữ văn, Tiếng Anh luôn xếp ở tốp đầu toàn tỉnh; thành tích lá cờ đầu toàn tỉnh bậc học THCS mà trường đạt được trong năm học 2010 - 2011 có vai trò của các môn KHXH. Tín hiệu vui đến từ thành tích học sinh giỏi của toàn huyện hàng năm có sự đóng góp không nhỏ của học sinh trường Hoàng Xuân Hãn. Điểm sáng đến từ phong trào đọc và viết bài cho các báo, tạp chí. Rất nhiều em vẫn háo hức đón chờ những trang báo mới. Địa chỉ THCS Hoàng Xuân Hãn vẫn thường xuyên đi cùng họ tên các em học sinh trên các trang báo và tạp chí như “Toán tuổi thơ 2 ”, “Văn học và tuổi trẻ”, “Hồng Lĩnh”..v.v. Không bi quan, vẫn “hy vọng” và tràn đầy tin tưởng, cô giáo Thanh Huyền nêu lên nhiều giải pháp cải thiện thực trạng đáng băn khoăn lo lắng của việc dạy và học các môn KHXH: Từ phía giáo viên, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, luôn làm mới, làm giàu tri thức và phương pháp tổ chức dạy - học; công tác thao giảng, dự giờ góp ý cần thực hiện thường xuyên; Tổ chức nhiều hoạt động thu hút học sinh tham gia như Câu lạc bộ Tiếng Anh, ngoại khóa văn học; Tổ chức thi Viết - vẽ tuổi học trò cấp trường, tham gia thi Viết - vẽ cấp tỉnh; động viên, khuyến khích các em học sinh có bài đăng trên các báo và tạp chí...

      Tham luận “Băn khoăn, lo lắng và hy vọng” nhận được sự sẻ chia của tất cả CBGV, sự đồng cảm của chủ trì hội nghị. Đồng chí Hiệu trưởng bày tỏ: “Thực trạng đáng buồn, hy vọng với tâm huyết của tất cả các đồng chí - đồng nghiệp, những giải pháp đồng chí Huyền nêu lên sẽ thành hiện thực, đem lại hiệu quả chúng ta mong muốn!

      Đại diện Tổ Tự nhiên, thầy giáo Tổ trưởng Lê Minh Thiền thể hiện sự nhất trí cao với những ý kiến tâm huyết trước đó, đặc biệt đồng cảm và chia sẻ với những “Băn khoăn, lo lắng và hy vọng” của Tổ Xã hội. Để bổ sung cho các ý kiến trước, đồng chí cũng nêu quan điểm tranh thủ các nguồn lực để phát triển, đi sâu vào và đa dạng hóa các hoạt động chuyên môn, có sự phối hợp nhuần nhuyễn linh hoạt giữa các bộ phận, các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện để năng lực cá nhân được phát huy cao nhất, phát huy tinh thần thi đua của phụ huynh, học sinh... tạo sức mạnh tổng hợp để đạt được các chỉ tiêu giáo dục Hội nghị thống nhất đề ra. Là thầy giáo Toán yêu Văn, nhận rõ vai trò của văn chương với cuộc sống, thầy Lê Minh Thiền góp vào không khí Hội nghị một bài thơ viết chưa ráo mực để hưởng ứng lời khuyến khích những ý kiến đột xuất của ban chủ trì trước đó: “Tuần nào cũng họp chuyên môn/ Xem qua biên bản nửa buồn nửa vui/ Người bàn tới, kẻ nói lui/ Đoạn văn, bài toán, chuyện vui chuyện mừng/ Có người phát biểu ngập ngừng/ Có người nói toạc biết dừng nơi nao.../ Có anh bàn dạy nâng cao,/ Chuyên đề, mở rộng... chỗ nào chuyên sâu/ Học trò năng lực khác nhau/ Kĩ năng phát triển đến đâu thì... vừa/ Dạy thêm như thế đủ chưa?/ Bao nhiêu bài tập có thừa, em ơi?!/ Chủ trương vừa học vừa chơi/ Làm sao nhiều điểm chín, mười mới ưa!/ Câu hỏi chưa có lời thưa/ Đâu là quá tải, đâu chưa thấu tình?/ Phần nào phù hợp chương trình/ Để thầy, trò với phụ huynh đồng hành?”. Bài thơ của thầy Thiền có tên là Điều trăn trởnhận được nhiều sự tán thưởng có lẽ bởi trăn trở này cũng không chỉ của riêng ai! Thông điệp của thầy giáo tổ trưởng tổ Tự nhiên, thật bất ngờ, lại được chuyên chở bằng những vần lục bát!

      Như được tiếp lửa, cô giáo Đặng Thị Trâm - Phó Hiệu trưởng phát biểu ý kiến nhấn mạnh những thuận lợi của nhà trường đồng thời nêu lên những gợi ý khắc phục khó khăn vướng mắc, thiếu sót trong các công tác Đoàn, Đội. Bàn về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn các môn KHXH mà điển hình là môn Ngữ văn, đồng chí Đặng Thị Trâm nêu giải pháp quan trọng nhằm thay đổi thực trạng đáng buồn kia: “Với tư cách nhà giáo, chúng ta cần thông cảm, chia sẻ, động viên các em nhiều hơn bởi vì đó là khâu quan trọng nhằm thực hiện các giải pháp hội nghị đã đề xuất”.

      Sau khi Chủ tịch Công đoàn trường - thầy giáo Nguyễn Công Anh trình bày ngắn gọn, chi tiết “Báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2010 - 2011” và “Phương hướng, nhiệm vụ công tác công đoàn năm học 2011 - 2012”, đồng chí hiệu trưởng Dương Thế Vinh trân trọng trao giấy khen, bằng khen, phần thưởng của công đoàn cấp trên cho những đoàn viên xuất sắc trong năm học vừa qua. Đồng chí ghi nhận, biểu dương sự phấn đấu, những đóng góp cống hiến của các đoàn thể, cá nhân vào sự phát triển chung của nhà trường. Đại diện cho các đoàn viên xuất sắc, cô giáo Hồ Thị Nhàn cảm ơn sự suy tôn của tập thể đồng nghiệp và hứa tiếp tục phấn đấu góp sức vào phong trào chung. Trong không khí ấm cúng thân tình, cởi mở đến đây Hội nghị CBCC và CĐ có thêm vẻ đẹp trang trọng.

      Tiếp tục chương trình nghị sự, hướng đến hoàn thiện những đánh giá hoạt động nhà trường và công đoàn năm qua và phương hướng năm học mới, nhiều ý kiến tham luận trọng tâm, chi tiết tiếp tục được đưa ra, như các ý kiến của thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, cô giáo Nguyễn Thị Minh Huệ, cô giáo Phạm Thị Hải Sâm... Với tư cách Trưởng Ban nữ công, ngoài ý kiến chuyên môn về chất lượng giáo dục toàn diện, cô giáo Phạm Thị Hải Sâm cũng thông qua ngắn gọn, đầy đủ Báo cáo tài chính công đoàn năm học qua. Báo cáo tài chính thể hiện rõ những khó khăn của hoạt động công đoàn. Trước những băn khoăn của một số đoàn viên, đồng chí Hiệu trưởng Dương Thế Vinh, thay mặt chủ trì Hội nghị phát biểu quan điểm: “Nhà trường và Công đoàn tuy hai mà một, nhà trường sẽ hỗ trợ khắc phục mọi khó khăn để hoạt động công đoàn phát huy hết ý nghĩa!”. Người viết bài này từng trải nghiệm khá nhiều đơn vị công tác, chưa từng được nghe một quan điểm giản dị mà nhân văn như thế từ một Hiệu trưởng về công tác công đoàn. Có lẽ nhờ tư duy ấy chăng mà hơn 30 giáo viên với hơn 30 cá tính trở thành một khối đoàn kết, phát huy hết sức mạnh?!

Thực hiện đúng tiến độ chương trình đề ra, sau khi đã nhận được những ý kiến trọng tâm và chất lượng, đồng chí Dương Thế Vinh trình bày Báo tổng kết và Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2011 - 2012. Báo cáo và Phương hướng nhận được sự đồng thuận bởi đó là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Nghị quyết Hội nghị CBCC và CĐ năm học 2011 - 2012 mà Ban thư kí thông qua nhận được sự đồng tâm nhất trí bởi đó là tâm huyết của các đoàn thể, cá nhân trong nhà trường hội tụ!

      Tinh thần nhân văn ấy chắc chắn sẽ để lại dư vang sâu sắc trong mỗi CBGV như những lời gan ruột của đồng chí Hiệu trưởng trong lời Bế mạc Hội nghị: “Chúng ta vừa được thấy một không khí hội nghị khác hẳn mọi năm, chúng ta vừa được nghe những tham luận, những ý kiến của các tổ, đoàn thể, cá nhân khác hẳn mọi năm. Không dài dòng lí luận, các ý kiến tham luận đã đi cụ thể, sâu sắc vào những vấn đề vừa cốt lõi vừa toàn diện của nhà trường và của công đoàn. ( ...) ...Phát triển toàn diện, thể hiện nét riêng của trường, vừa chú trọng chất lượng mũi nhọn vừa chú trọng chất lượng đại trà. Mũi nhọn vừa là đối ngoại vừa là đối nội, đại trà vừa là đối nội vừa là đối ngoại, vừa có học sinh giỏi quốc gia, giỏi tỉnh vừa có học trò giỏi sáng tác, giải toán và có năng lực hoạt động hội phong phú, sâu sắc là mục đích đặt ra cho chúng ta trong năm học 2011 - 2012 này và những năm tiếp theo. Tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được. Dẫu còn nhiều băn khoăn, lo lắng nhưng cũng nhiều hy vọng. Hy vọng là khởi nguồn của sáng tạo. Với niềm tin và tâm thế ấy, tôi xin bế mạc Hội nghị CBCC và CĐ năm học 2011 - 2012.”

Vâng, nếu “Hy vọng là khởi nguồn của sáng tạo” thì tinh thần “sửa đổi lề lối làm việc” mà trường THCS Hoàng Xuân Hãn học tập Bác Hồ vận dụng vào thực tiễn trường mình đổi mới, cởi mở sẽ cổ vũ sức sáng tạo, tiếp thêm nhiệt tình và đam mê cống hiến!

                                                                                                      Nguyễn Thanh Truyền



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm