Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 23


Hôm nayHôm nay : 3456

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 102811

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11563107

 
Trang nhất » Tin Tức » Tổng hợp 03:26 EDT Thứ hai, 29/04/2024

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2007

Thứ sáu - 22/08/2014 22:37
10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2007

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2007

Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cũng là năm kinh tế nước nhà có nhiều biến động nhất đã trôi qua. Để khép lại một năm của các hoạt động kinh tế nhiều thăng trầm này, xin điểm qua những sự kiện kinh tế nổi bật nhất năm 2007 để cùng nhìn lại...

1. Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO

          Điều mà chúng ta dễ nhận thấy nhất sau một năm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chính là sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài “chảy” vào Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ nước ta lại được cả thế giới quan tâm trong lĩnh vực kinh tế như hiện nay. Hầu hết các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Mỹ... đều có các tập đoàn lớn đến tìm cơ hội đầu tư. Nhờ WTO, chúng ta cũng đã đẩy mạnh được xuất khẩu, cải cách hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận của nền kinh tế đối với đầu tư nước ngoài của chúng ta còn rất nhiều bất cập. Dù lượng vốn đầu tư nước ngoài vào rất lớn, việc sử dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả, giải ngân cũng rất chậm chạp...

          2. Tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm qua

          Năm 2007, tăng trưởng GDP của cả nước đã đạt 8,48%, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Với mức tăng trưởng này, vào năm 2008, Việt Nam phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người 960 USD/người/năm, đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Đây là nỗ lực rất đáng ghi nhận trong điều kiện hết sức khó khăn không lường trước được như bão lũ, dịch bệnh, đặc biệt là giá nguyên, vật liệu thế giới tăng cao. Bên cạnh những kết quả tích cực, năm 2007 cũng là năm bộc lộ nhiều yếu kém. Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn hạn chế, sức cạnh tranh của hàng hóa thấp, trong khi phải mở cửa theo lộ trình đã cam kết làm cho cán cân thương mại mất cân đối lớn. Nhập siêu tăng vọt với mức 12,4 tỷ USD, nhập siêu năm 2007 gấp 2,5 lần mức nhập siêu của năm trước. Thiệt hại do thiên tai chiếm khoảng 1% GDP.

         3. Đột biến về xuất khẩu

         Trong năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt kỷ lục: 48,38 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm 2006. Năm nay có 10 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó 4 nhóm mặt hàng truyền thống là dệt may, dầu thô, giày dép và thuỷ sản đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD.

         4. Tăng hạng về môi trường kinh doanh

         Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008 do Ngân hàng thế giới (WB) và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) đã công bố hồi tháng 9/2007, Việt Nam đứng thứ 91/178 nền kinh tế về mức độ thuận lợi trong kinh doanh, so với 104/175 nền kinh tế trong báo cáo năm trước. Báo cáo cho rằng, Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn xếp hạng thấp trong 3 lĩnh vực là: bảo vệ nhà đầu tư, giải thể doanh nghiệp và đóng thuế.

         5. Cam kết ODA đạt mức kỷ lục

         Kết thúc Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đầu tháng 12/2007, tổng số tiền các nhà tài trợ cam kết viện trợ cho Việt Nam trong năm 2008 lên tới 5,426 tỉ USD, tăng 1 tỷ USD so với mức kỷ lục là trên 4,4 tỉ USD cho năm 2007, đồng thời đây cũng là mức cao nhất trong các kỳ Hội nghị. Trong đó, tổng giá trị cam kết song phương đạt 2,626 tỉ USD, cam kết đa phương đạt 2,55 tỉ USD, mức cam kết của các tổ chức phi chính phủ đạt 250 triệu USD. Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Nhật Bản tiếp tục là những nhà tài trợ lớn nhất sự phát triển của kinh tế Việt Nam là trên 1 tỉ USD.

         6. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong vòng một thập niên

         Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2007 tăng 12,63% so với cuối năm 2006 - mức tăng cao nhất kể từ 10 năm trở lại đây. Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh yếu tố tác động từ thị trường thế giới, nguyên nhân chính của việc giá tiêu dùng tăng cao trong năm 2007 là năng lực hấp thụ vốn của Việt Nam còn hạn chế, công tác dự báo còn rất kém. Do vậy ở năm 2008 này các Bộ, ngành cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan trong việc dự báo và đưa ra phương án, thực thi các chính sách và giải pháp phòng ngừa...

         7. Giá vàng, giá dầu tăng vọt, USD mất giá

        Giá vàng thế giới vọt lên trên 820 USD/ouce, tăng gần 200 USD so với cuối năm ngoái, đẩy giá vàng trong nước biến động khó lường - đầu tháng 11 vàng đã đạt đỉnh 1.655.000 đồng/chỉ. Do tình hình bất ổn trên thế giới, giá dầu cũng tăng gần chạm mức 100 USD/thùng, cao nhất từ trước đến nay, buộc Bộ Tài chính phải tăng giá xăng dầu lần thứ 2 trong năm. Trong khi đó, đồng USD mất giá trầm trọng trên thị trường thế giới. Nguyên nhân là do thâm hụt mậu dịch của Mỹ so với thế giới năm nay lên đến mức quá lớn, hơn 700 tỷ USD. Việc đồng USD mất giá đã tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của các nền kinh tế châu á như Trung Quốc, Hàn Quốc, và những nền kinh tế xuất khẩu khác ở châu á.

          8. Vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam

         Năm 2007, Việt Nam thu hút 20,3 tỷ USD vốn FDI, tăng 69,1% so với năm ngoái và vượt 56% kế hoạch năm (dự kiến là 13 tỷ USD). Đây là mức cao nhất kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1988) đến nay. Năm 2007 còn là năm được mùa của các lĩnh vực công nghệ cao và bất động sản, trong đó phải kể đến Tập đoàn uỷ thác Trustee Suisse (Thuỵ Sĩ) đầu tư 2 tỷ euro vào dự án Hòn ngọc châu á tại Phú Quốc; Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ký biên bản ghi nhớ với nhà đầu tư Berjaya Land Berhad, Malaisia xây dựng dự án Khu đô thị đại học quốc tế có quy mô vốn lên tới trên 3,5 tỷ USD.

          9. Cổ phần hoá ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên

          Sau rất nhiều lần trì hoãn, đầu tháng 12/2007 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức công bố kế hoạch bán cổ phần đợt đầu ra công chúng (IPO). Theo đó, 97.500.000 cổ phần Vietcombank được đưa ra bán đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM ở mức giá khởi điểm 100.000 đồng/CP – tương đương 975 tỷ đồng, tương đương 6,5 % vốn điều lệ. Phiên đấu giá đã thu hút 9.473 nhà đầu tư tham gia, với tổng khối lượng đăng ký mua là 122.217.200 cổ phần. Kết quả, giá đấu thành công bình quân là 107.860 đồng/cổ phần. Sự kiện này cũng được đánh giá sẽ tác động lớn đến thị trường tài chính Việt Nam và là bước tiến quan trọng của ngành ngân hàng trong những năm tiếp theo.

          10. Thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân.

          Ngày 20/11, với tổng số 79,11% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua toàn thể Luật Thuế thu nhập cá nhân. Sau nhiều phiên tranh luận cả ở tổ lẫn tại hội trường, Quốc hội đã đi đến thống nhất mức thuế khởi điểm bắt đầu phải chịu thuế thu nhập cá nhân là 4 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế, giảm trừ thêm cho mỗi người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/tháng. Mức thuế suất từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán là 20%. Luật sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2009.

 

 



admin (Theo Internet)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm