Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 12

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 11


Hôm nayHôm nay : 1510

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 99183

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11559479

 
Trang nhất » Tin Tức » Tổng hợp 11:16 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Mùa Xuân nói chuyện hoa Mai

Thứ sáu - 22/08/2014 22:35
Mùa Xuân nói chuyện hoa Mai

Mùa Xuân nói chuyện hoa Mai

Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai, nói đến hoa mai người ta liên nghỉ đến mùa Xuân. Hoa mai là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất từ trước đến nay.
Có  nhiều loại hoa mai,  hầu hết các loại mai đều có năm cánh, hay tám cánh,  có loại có nhiều tầng nên có rất nhiều cánh. Nhưng hai loại phổ thông, được  nhiều người biết đến là hoa mai vàng (huỳnh hoa) và mai trắng (bạch mai). Mai vàng là hoa mai người ta thường nói tới,  nở rộ vào mùa Xuân  từ  miền Trung vào Miền Nam. Màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng, cao sang, màu của vua chúa. Vào khoảng Tết ta, ra khỏi ngoại ô Saigon, đi về hướng Lái Thiêu, Bình Dương, dọc đường nhà nào cũng có một cội mai già, hoa đua nở đầy cành, vàng rực, đẹp  không thể diễn tả.

     Loại  hoa mai thứ hai là "bạch mai", có màu trắng, cũng có năm cánh hay tám cánh như huỳnh mai, nhưng mai trắng rất hiếm quý và có hương thơm dìu dịu, thanh khiết. Có người gọi mai trắng là "Tuyết Mai", vì tuyết có màu trắng.

     Hoa mai không có hương sắc quyến rũ như hoa hồng, cũng không sực nức hương thơm như dạ lý, nhưng hoa mai mỏng mãnh, đính trên cành, trên  thân cây gầy guộc, cằn cỗi tạo một nét đẹp tương phản, thật duyên dáng, độc đáo.

     Tại Việt Nam có một loại hoa mai gọi là "mai tứ quý". Hoa cũng có năm cánh vàng như huỳnh mai, khi hoa tàn thì năm cánh rụng, năm đài hoa đổi thành màu đỏ, úp lại, ôm lấy nhụy là hạt màu xanh.  Hạt lớn dần đẩy năm đài hoa bung ra giống như hoa mai đỏ. Vì vậy mai tứ quý được gọi là "Nhị Độ Mai" tức là hoa mai nở hai lần, lần đầu cánh hoa có màu vàng, lần sau cánh hoa có màu đỏ. Loại hoa này nở quanh năm. 

     Ngoài  hương sắc và duyên dáng, hoa mai được các nhà Nho và các bậc Thiền sư coi là một biểu tượng của  hai đức tính  "Nhẫn" và "Dũng".  Chịu đựng thời tiết khắc nghiệt lạnh lẽo mùa Đông, hoa vẫn kết nụ để là đóa hoa đầu tiên chào đón Chúa Xuân.  Cảm cáí đức hạnh thủy chung, cái khí tiết nhẫn nhục và kiêu dũng đó, Chúa Xuân phong cho  hoa mai là vua của tất cả các loài hoa khác, có tên  là "Đông Quân". Nhiều nữ sĩ có tên "Mai" lấy bút hiệu là "Đông Quân" cũng từ điễn tích này.

     Từ nét duyên dáng, thuần khiết bên  ngoài cho đến tính khí đức hạnh, kiêu dũng bên trong, hoa mai được người Trung Hoa tôn vinh là "quốc hoa". Các nhà Nho và các Thiền sư Trung Hoa cũng như Việt Nam luôn coi hoa mai  là một tấm gương, một biểu tượng của vẽ đẹp vẹn toàn, "bách  hoa khôi". Họ đem ghép hoa mai với "tùng" và "trúc" thành một bộ ba "Tam Hữu".  Cây tùng tượng trưng cho trượng phu, cứng cõi, ngay thẳng; cây trúc tượng trưng cho sự kiên nhẫn, rộng lượng và hoa mai được gọi là "ngự sử mai" tượng trưng cho sự hiểu biết và nét đẹp vẹn toàn. Người xưa rất quý "tam hữu". 

     Trong Hội Thơ Tao Đàn, Vua Lê Thánh Tôn có bài thơ "Mai Thụ" (Cây mai) như sau:

     "Trội cành nam chiếm một chồi

     Tin Xuân mãi mãi điểm cây mai

     Tinh thân sáng, thuở trăng tĩnh

     Cốt cách Đông khi gió thôi

     Tiết cứng trượng phu, thông ấy bạn

     Nết trong quân tử, trúc là đôi

     Nhà truyền thanh bạch dăng từng khối

     Phỉ xứng danh thơm đệ nhất thời!"

     Ngoài ra hoa mai cũng được ghép với lan, cúc, trúc,  thành bộ "tứ quý", tức là bốn loại hoa, kiểng quý, tượng trưng của bốn mùa Xuân, Hạ Thu, Đông.  

     Hoa mai đã gợi nhiều cảm hứng cho thi nhân, nên ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Lý Bạch làm thơ:

     "Ngồi trên lầu  Hoàng Hạc, nghe tiếng sáo thổi

     Giữa tháng năm, chợt vang khúc "hoa mai rơi" ở chốn Giang thành"

     Nguyễn Trãi, vị khai quốc công thần nhà Hậu Lê yêu hoa mai vì:

     "Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu?

     Vì tuyết trắng, mai thơ và tinh khiết"

     Trong chuyện Kiều, Cụ Nguyễn Du có rất nhiều câu thơ  nói về hoa mai.

     "Thướt tha vóc liễu Xuân đầy

     Cành mai xa bẻ ngất ngây ý sầu

     Biết chàng lòng có thương sâu

     Chúa Xuân ngán nỗi chờ lâu mỏi mòn"

     Nhiều Thiền sư Trung Hoa và Việt Nam đã dùng hoa mai làm  ẩn dụ cho sự hạnh phúc, niềm vui  giác ngộ trong những bài kệ để truyền dạy Phật pháp cho phật tử, cho hậu thế. Bài kệ về  "Mùa Xuân Hoa Mai"của Thiền Sư Thích Mãn Giác được phổ biến rộng rãi trong giới phật tử:

     "Xuân đi trăm  hoa rụng

     Xuân đến trăm hoa cười

     Trước mắt việc đi mãi

     Trên đầu già đến rồi

     Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết

     Đêm qua sân trước một cành mai"

     Bài thơ có nghĩa là, cuộc đời là một dòng  sinh diệt, vô thường, biến chuyển theo thời gian và không gian. Xuân đến rồi Xuân đi, hoa cười rồi hoa rụng…là lẽ đương nhiên của vũ trụ, hể có sinh thì có diệt. Nhưng trong sự sinh diệt của vũ trụ vẫn còn có một cái không sinh diệt đó là Phật tánh, là chân tâm, chân như. Nếu chúng ta luôn tu tập, Phật tánh đó giúp ta có được cuộc sống an lành, hạnh phúc. Tâm  an bình gọi là Tâm Xuân, trong tâm Xuân, cành mai (biểu tượng của hạnh phúc) sẽ còn mãi mãi, không tàn, không rụng. Cần gì phải chờ đến mùa Xuân mới có hoa mai? Hoa nở rồi hoa cũng tàn. Chỉ có cành mai trong tâm Xuân là  tồn tại mãi mãi,   ngoài dòng sinh diệt, vô thường, bể dâu của vũ trụ.



admin (Theo Internet)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: người ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm