Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 929

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 98602

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11558898

 
Trang nhất » Tin Tức » Tổng hợp 03:48 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Dân số Việt Nam: "già trước khi giàu"

Thứ sáu - 22/08/2014 23:45
Dân số Việt Nam: "già trước khi giàu"

Dân số Việt Nam: "già trước khi giàu"

Không chỉ các nước phát triển dân số đang bị già hoá, mà dân số Việt Nam hiện nay quá trình già hoá cũng đang diễn ra rất nhanh.
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo “Thách thức về già hoá dân số ở Việt Nam” được tổ chức ngày 1/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thuỷ  nói: dân số Việt Nam đã “già trước khi giàu”.

Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1989, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 7,2% dân số. Đến năm 2007, tỷ lệ này là 9,45% và đến năm 2008 con số này đã lên tới 9,9% (với khoảng trên 8 triệu người). Liên hợp quốc còn dự báo, vào năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam sẽ đạt 26% .

Không những vậy, tốc độ già hoá của dân số Việt Nam còn diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Nếu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, người cao tuổi ở nước ta chỉ tăng thêm 93 vạn người (tỷ lệ tăng bình quân 0,23%/năm), thì thập kỷ 90 đã tăng thêm 1,55 triệu người (tỷ lệ tăng trung bình 0,33%/năm). Những năm đầu thế kỷ 21(2000-2008), người cao tuổi đã tăng thêm 1,86 triệu người (tỷ lệ tăng bình quân 4,3%/năm) và theo dự báo số lượng này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

TS. Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin- Tư liệu Dân số, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình còn cho biết thêm: “Theo ước tính trước đây, dân số Việt Nam sẽ già hoá vào năm 2015, nhưng thực tế hiện nay cho thấy dân số nước ta sẽ già hoá dân số vào năm 2010”.

Những con số mà  PGS. TS Nguyễn Đình Cự, Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội thuộc Trường đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra đã khiến không ít người phải giật mình. hiện có tới 73% số người cao tuổi của nước ta đang sống ở nông thôn và 21% trong số đó vẫn thuộc diện nghèo.

 

 

Già hoá dân số là quá trình chuyển đổi nhân khẩu học theo hướng tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tăng lên và chiếm từ 10% dân số trở lên hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% dân số trở lên.

Ở Việt Nam, Pháp lệnh Người cao tuổi quy định những người từ 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi.

Trong số người cao tuổi, chỉ có 16-17% được hưởng lương hưu hoặc mất sức và khoảng 10% được hưởng trợ cấp do có công với đất nước. “Như vậy, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với nước ta trong việc chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo phúc lợi xã hội…”, TS. Cự nhìn nhận.

 

TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ, Phó viện trưởng Viện Lão khoa Quốc gia thì chỉ ra: So sánh với năm 1979, tỷ số phụ thuộc trẻ đã giảm mạnh tới hơn một nửa từ 84,2% xuống còn 39,2% vào năm 2007. Trong khi đó, cùng thời kỳ, tỷ số phụ thuộc già lại tăng từ 13,8% lên 14,5%. Điều đó có nghĩa tốc độ già hoá dân số nhanh hơn tốc độ tăng của dân số trong độ tuổi lao động. Số người sẽ đóng góp chủ yếu vào khối của cải vật chất của xã hội, đổi mới khoa học và công nghệ trong các ngành kinh tế, dịch vụ…

TS Khánh Hỷ phân tích: Ngay cả khi tỷ lệ phụ thuộc trẻ em giảm đi cũng không bù đắp những chi phí xã hội tăng lên, do chi phí cho người cao tuổi lớn hơn nhiều so với chi phí cho trẻ em. Trong khi đó, người cao tuổi thường có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn. Chi phí chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi lại cao gấp 7-8 lần so với chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

                                                                              (Nguồn: Tienphong.vn)

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm