Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 19


Hôm nayHôm nay : 1682

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 101101

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11561397

 
Trang nhất » Tin Tức » Tổng hợp 20:33 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Nhà văn Sơn Nam “ông già Nam bộ” đã ra đi

Thứ sáu - 22/08/2014 22:14
Nhà văn Sơn Nam “ông già Nam bộ” đã ra đi

Nhà văn Sơn Nam “ông già Nam bộ” đã ra đi

Ngoài biệt danh “ông già Nam bộ”, nhà văn Sơn Nam còn có biệt danh “ông già đi bộ”. Có lẽ trên đất nước Việt Nam này không có người nào đi bộ giỏi bằng ông. Đơn giản vì ông không hề biết đi xe đạp hay xe máy, có đi đâu thì gọi xe ôm, thỉnh thoảng có người quen tình nguyện đưa đi chở về. Có lẽ nhờ đi bộ mà ông cho ra đời nhiều tác phẩm hay. Dạo chơi - Tuổi già, Âm dương cách trở, Người Sài Gòn… ra đời từ những lần ông lang thang khắp nơi
Sau hai tuần chống chọi cùng bệnh tật, nhà văn Sơn Nam đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 12h40 ngày 13/8 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), thọ 82 tuổi.
Người già nào rồi cũng sẽ ra đi nhưng với một người đặc biệt như nhà văn Sơn Nam, đây quả là niềm đáng tiếc cho độc giả. Gần ba năm qua, nằm một chỗ vì tai nạn giao thông, nhà văn Sơn Nam vẫn trăn trở cho một cuốn sách cuối cùng viết về miền Nam. Những ngày nằm nhà, ông nghiên cứu tư liệu, suy nghĩ để khi ngồi dậy được là có ngay sách. Trên chiếc giường ông nằm, cơ man là sách, từ sách thơ, sách văn cho đến sách nghiên cứu. Quyển Từ điển thành ngữ Nam Bộ to tướng ông vẫn ôm khư khư như báu vật, mỗi lần lật tiếp trang, ông phải đặt nó vào người vì nó quá nặng so với sức vóc ốm yếu của ông.
Mỗi lần có khách đến thăm, ông bỏ hết sách báo xuống giường, vui vẻ kêu con cháu rót nước mời khách. Ông nói đủ chuyện, từ chuyện của mình đến chuyện khách và mở rộng ra chuyện xã hội. Những chuyện đang xảy ra ông đều hay biết nhờ mấy tờ báo hàng ngày vợ con mua để sẵn đầu giường. Các vấn đề thời sự xã hội được ông bình luận vừa sâu sắc, vừa hài hước. Dưới lăng kính của ông già ngoài 80 tuổi, chuyện xã hội vẫn là chuyện chung chứ không phải chuyện riêng của giới trẻ.
Ngoài biệt danh “ông già Nam bộ”, nhà văn Sơn Nam còn có biệt danh “ông già đi bộ”. Có lẽ trên đất nước Việt Nam này không có người nào đi bộ giỏi bằng ông. Đơn giản vì ông không hề biết đi xe đạp hay xe máy, có đi đâu thì gọi xe ôm, thỉnh thoảng có người quen tình nguyện đưa đi chở về. Có lẽ nhờ đi bộ mà ông cho ra đời nhiều tác phẩm hay. Dạo chơi - Tuổi già, Âm dương cách trở, Người Sài Gòn… ra đời từ những lần ông lang thang khắp nơi.
Ông là nhà văn của người nghèo, điều này có lẽ không sai. Trong tác phẩm của ông đều thấp thoáng bóng dáng của ông Tư xích lô, thằng Tám sửa xe, cô Hồng bán báo… Dưới ngòi bút của ông, cuộc mưu sinh của họ hiện ra một cách rõ nét, bận rộn kiếm sống, chật vật với đời nhưng giàu tình nghĩa. Gấp trang sách của Sơn Nam lại, người đọc cảm thấy trân trọng hơn cuộc sống hiện tại của mình.
Trong một lần lang thang đường phố Sài Gòn, ông đã bị một người chạy xe máy đâm vào. Người này bỏ trốn để mặc ông được người khác đưa vào bệnh viện. Nghe vợ con ông nguyền rủa người gây tai nạn, ông nhẹ nhàng bảo họ đừng có la lối nữa, tai nạn xảy ra là ngoài ý muốn. Nhiều người đến thăm, hỏi về người gây tai nạn, ông cười bảo: “Tội nghiệp cái thằng đụng nhằm ông già này, chắc nó cũng nghèo rớt mồng tơi”.
Cả đời viết văn không làm ông thong dong trong cuộc sống. Cơm áo gạo tiền đôi lúc ghì ông sát đất. Những ngày thấy ông đi ra từ các tòa soạn báo là biết ông vừa nhận tiền nhuận bút. Có hôm ông ngồi bần thần ở địa điểm quen thuộc là Phòng Truyền thống phường 7, quận Gò Vấp chờ người quen tới chở đi ra trung tâm Sài Gòn “đòi nợ” mấy tòa báo. Nhưng ngay sau đó là ông vui vẻ tiếp chuyện với người ngồi cạnh. Dù ruột gan có héo úa vì cuộc sống nhưng cách nói chuyện của ông luôn mang lại tiếng cười cho người tiếp xúc.
Nhà văn Sơn Nam nổi tiếng với tập sách Hương rừng Cà Mau xuất bản năm 1962. Tựa sách này đã đưa tên tuổi của ông vào danh sách những nhà văn tên tuổi của Việt Nam. Bạn đọc khắp nơi yêu mến giọng văn đặc trưng Nam bộ của ông. Hàng chục tựa sách văn học sau đó cũng đã đưa Sơn Nam vào hàng ngũ nhà văn chuyên viết về Nam Bộ hiếm hoi.
 
 
Độc giả yêu thích giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng, đặc sệt Nam Bộ của ông. Hàng loạt sách văn học của Sơn Nam mỗi lần tái bản luôn có lượng độc giả không nhỏ như: Chim quyên xuống đất, Bà chúa Hòn, Biển cỏ miền Tây, Hình bóng cũ; các tác phẩm sau này như: Theo chân Người tình, Dạo chơi tuổi già, Hồi ký Sơn Nam, Âm dương cách trở...
 
 
Ngoài viết sách văn học, Sơn Nam còn chuyên tâm viết sách biên khảo. Trong gia tài văn chương đồ sộ của ông có nhiều tựa sách nghiên cứu về đất và người Nam bộ như: Bến Nghé xưa, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đất Gia Định xưa, Người Sài Gòn, Cá tính miền Nam, Lịch sử An Giang, Văn minh miệt vườn, Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa, Nghi thức lễ bái của người Việt Nam, Người Việt có dân tộc tính không… Nhiều độc giả yêu mến phong tặng ông là nhà Nam bộ học.
 
 

Từ ngày NXB Trẻ (tháng 3/2003) ký hợp đồng tác quyền mua toàn bộ “gia tài” của ông, “ông già Nam bộ” vui ra mặt. Trong một lần trò chuyện, ông thật tình cho biết rất vui vì toàn bộ tác phẩm của ông sẽ có “chủ” đàng hoàng. Sau này ông mất đi sẽ có NXB Trẻ đứng ra tập hợp, xuất bản và tái bản những “đứa con tinh thần” của ông.
Lần cuối cùng xuất hiện trước công chúng tại buổi khánh thành tượng đồng Lê Văn Duyệt (1/2008), ông vẫn còn tươi cười vẫy tay chào bạn bè, độc giả. Đi xe lăn do con gái đẩy, ông có vẻ mệt mỏi nhưng ánh mắt vẫn ánh lên niềm vui được gặp mặt nhiều người.
Những ngày qua, được đội ngũ y bác sĩ bệnh viện nhân dân Gia Định chăm sóc tận tình nhưng do tuổi già sức yếu cùng nhiều chứng bệnh hoành hành, ông đã vĩnh viễn ra đi, bỏ lại niềm day dứt của một người còn nặng nợ gia đình, nỗi niềm đau đáu về một cuốn sách còn dang dở trong ý tưởng... Xin vĩnh biệt nhà văn của xứ sở Nam bộ!
 
 
 


admin (Theo VTC.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm