Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 11

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 7


Hôm nayHôm nay : 1590

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 99263

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11559559

 
Trang nhất » Tin Tức » Dạy và học 12:04 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trò chơi dân gian, trò chơi điện tử trong việc hình thành tâm hồn cho trẻ

Thứ sáu - 22/08/2014 21:52
Trò chơi dân gian chẳng biết có tự bao giờ, sinh ra trong dân gian và tồn tại cùng thời gian, gắn với đời sống dân đã nơi thôn xóm. Những trò chơi dân gian đơn giản, dễ chơi mà có sức hấp dẫn lạ thường.
 
 
Đôi khi chỉ là những viên sỏi nhặt ở đường làng, mấy đứa trẻ quên cả ăn lê la “chơi ô ăn quan”, mấy que tre nhờ ông bà, cha mẹ vót chuốt nhẵn nhụi cho trẻ chơi “cỗ chuyền”. Viên gạch non vẽ ô tròn, ô vuông để nhảy lò cò, vừa nhảy vừa điều khiển mảnh ngói hay mảnh sành vỡ sao cho đi đúng đường, đúng hướng...Những buổi thả trâu giữa đồng hoặc triền đê, ven đồi ...bọn trẻ túm năm, tụm ba không phân biệt con trai hay con gái chơi trò “trận giả”, “trốn tìm”, “chơi bi”, “đánh đáo”...
 
  Trò chơi dân gian gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất của người nông dân. Những thú vui lành mạnh không chỉ là phương tiện thư giản, giải trí bổ ích sau những lúc lao động mệt nhọc mà còn rèn luyện sức khoẻ, tạo phản ứng nhanh nhạy, khéo léo trong mỗi con người. Những đêm trăng sáng ông bà, cha mẹ quây quần bên ấm nước chè xanh xem con trẻ túm áo nhau “rồng rắn lên mây”. Tất cả cũng hồi hộp, chờ đợi người bị bắt khi chơi trò “trốn tìm” hay “bịt mắt bắt dê”.
 
  Dưới bóng mát của những luỹ tre, ở những góc sân đình, một đứa trẻ xoè tay ra để những đứa khác chỉ tay vào và đọc to “chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương...”. Rồi bỗng tất cả đều giật mình rụt nhanh tay lại khi nghe “ù à, ù ập”. Những tiếng cười trẻ thơ dòn tan vỡ oà, phá tan bầu không khí vốn yên tĩnh, êm đềm sau những rặng tre của làng quê Việt Nam.
 
  PGS. TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng : “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi đân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước”.
 
  Tóm lại, cùng với những phương thức giáo dục khác, trò chơi dân gian có khả năng góp phần hình thành nên tâm hồn trong sáng cho trẻ thơ. Nó tạo ra sân chơi lành mạnh giúp các em tránh xa những tệ nạn xã hội đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống.
 
Khi đặt trò chơi dân gian và trò chơi điện tử cạnh nhau nghe có vẻ khập khiễng, bởi người ta vẫn thường nghĩ trò chơi dân gian thuộc về thời xa xưa, còn trò chơi điện tử rõ ràng là chỉ có ở thời hiện đại. Song thực tế giữa chúng lại có một mối quan hệ mà không phải ai và không phải lúc nào cũng có thể nhận ra.
 
  Trò chơi điện tử là niềm say mê đến bỏ ăn, bỏ ngủ của không ít trẻ em hiện nay. Ta có thể tìm thấy hàng trăm băng đĩa trò chơi đủ mọi thể loại, hàng trăm tụ điểm tổ chức trò chơi điện tử đủ mọi quy mô ở khắp các thành phố và ngay cả ở những vùng quê hẻo lánh. Nhiều trò chơi điện tử với nội dung và hình ảnh bạo lực đã xâm nhập và in sâu vào đầu óc, trở thành thói quen trong suy nghĩ của không ít trẻ em. Tuy nhiên, không phải mọi trò chơi điện tử đều có hại. Chúng cũng có những mặt tốt riêng. Ví như trò chơi “chơi cờ”, “xếp hình” giúp các em rèn luyện trí thông minh ; trò chơi “xếp chữ” (tiếng Anh) tạo điều kiện để các em trau dồi ngoại ngữ. Còn với những trò chơi bạo lực thì sao ? Mục đích cuối cùng của các trò chơi này là phải bằng mọi giá tiêu diệt hết mọi kẻ thù nếu không muốn mình bị đối phương hạ gục và thường là người chơi phải xả súng bắn không tiếc đạn...Trong các trò chơi đó rất hay xuất hiện những thân người đầy máu, những hình nhân quái dị, những xác chết ngổn ngang, những vũng máu đổ lòm và vũ khí thì nhiều vô kể, đủ mọi loại. Những hình ảnh đó gây ấn tượng rất lớn trong tâm hồn các em, nhiều khi để lại những tác hại khó lường.
 
  Rất dễ hình dung nếu hai đứa trẻ trong suốt thời thơ ấu của mình, một em luôn được chơi các trò chơi dân gian, còn một em luôn làm bạn với những trò chơi điện tử bạo lực thì khi lớn lên, đứa trẻ nào sẽ nhân hậu, biết yêu thương mọi người, còn đứa trẻ nào sẽ dễ dàng sống và cư xử như những nhân vật hiếu chiến, tàn nhẫn trong các trò chơi ấy. Tất nhiên không thể khẳng định rằng, cứ chơi trò chơi dân gian nhiều là sẽ trở thành người có tâm hồn trong sáng, vì sự hình thành tâm hồn cho trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa ; nhưng trò chơi dân gian luôn nâng cánh cho tâm hồn các em.
 
  Như vậy, giữa trò chơi dân gian và trò chơi điện tử có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, khăng khít, góp một phần không nhỏ trong việc hình thành tâm hồn cho trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương và đất nước./.
 
                                                                                 Phan Duy Nghĩa
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm