Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.
ductho.edu.vn: Viết thư tay từ lâu không còn là thói quen của giới trẻ, do sự phát triển của công nghệ thông tin mở ra nhiều "kênh" liên lạc hơn. Tuy nhiên, điều đó làm mất đi không ít vẻ đẹp và cơ hội phát triển nhân cách của các bạn trẻ ngày nay. Theo chúng tôi, những việc làm tương tự như điều bài báo sau đây nhắc đến cần được khuyến khích.
Lời biên tập: Trong chương trình Ngữ văn 9, phần văn tự sự, có một đề bài thú vị "Hãy tưởng tượng 20 năm sau...". Rất nhiều giáo viên sử dụng đề bài này cho bài viết ở lớp, và nhận về rất nhiều câu chuyện cảm động thể hiện sức tưởng tượng phong phú, nguồn cảm xúc dồi dào vô tận ở những tâm hồn tuổi 14 - 15 rất đỗi nên thơ... Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo bài viết của em Đinh Thị Thục Anh (Lớp 9C, THCS Hoàng Xuân Hãn) từ đề bài rất mở ấy.
Chiều ngày 15/11/2016, tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở VH-TT&DL, Sở LĐTB&XH và Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức tổng kết Cuộc thi Viết - Vẽ Tuổi học trò lần thứ XI và phát động Cuộc thi lần thứ XII (2016 - 2018).
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh là học sinh lớp 9A - trường THCS Hoàng Xuân Hãn năm học 2014-2015. Trong thời gian diễn ra Cuộc thi Viết - Vẽ Tuổi học trò lần thứ XI, Quỳnh được đăng 2 truyện ngắn. Chùm truyện này chắc chắn sẽ giành giải thưởng xứng đáng trong lễ trao giải tới đây (trong tháng 11/2016). Chúng tôi đăng lại, mong giáo viên và học sinh quan tâm để chuẩn bị sẵn sàng tham gia Cuộc thi Viết - Vẽ tuổi học trò lần thứ XII.
Tôi đưa tay ra ngoài cửa sổ, hứng lấy những giọt mưa lất phất bay, trắng xoá. Qua làn mưa mỏng manh, dường như đang hiện lên bóng dáng một cái gì đó rất quen, nhưng giờ bỗng thấy rất lạ - trường cũ của tôi. Tôi thấy hối hận vì mọi thứ, để giờ đây tôi phải ngồi trong một lớp học mới, một ngôi trường mới với những bạn bè xa lạ... Buồn quá. Tôi khóc mất thôi!
Tôi chìm đắm trong những câu chuyện mà cô ấy kể, bất ngờ bởi nó giống cuộc sống của mình quá đỗi. Bắt đầu là những chuyện học hành. Mẹ cô ấy muốn cô học Toán cho thật giỏi nhưng cô ấy chỉ thấy chán môn Toán hơn, và cô nghĩ chẳng bao giờ mình vươn lên được nữa.
Hà Lê ngồi một mình lặng lẽ trong góc lớp, lặng lẽ đọc sách… Thư chơi cùng với nhóm bạn của lan Phương. Lạc lõng. Cô bé thấy mình không tiêu hoá được mấy câu chuyện về thời trang, thần tượng nhạt nhẽo; không thích ứng được với những lời buôn chuyện bla... bla… Thư nhớ cái góc nhỏ của mình và Hà Lê. Không biết bao lần cô bé quay về phía bạn rồi lại quay đi, cô bé sợ, có lẽ còn sợ hơn cả những tiếng ồn và sự nhạt nhẽo, sợ Hà Lê từ chối….