Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 17

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 16


Hôm nayHôm nay : 2546

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 97868

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11558164

 
Trang nhất » Tin Tức » Dạy và học 14:37 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Giáo viên chủ nhiệm: Nhiều vai, khó diễn

Thứ sáu - 22/08/2014 22:06
Giáo viên chủ nhiệm: Nhiều vai, khó diễn

Giáo viên chủ nhiệm: Nhiều vai, khó diễn

Nghề giáo đã cực, làm chủ nhiệm lớp càng cực hơn, bởi không chỉ lo chuyên môn, giảng dạy mà còn phải làm cầu nối cho nhà trường, gia đình và xã hội với bao trọng trách. Nếu ví trường học là một sân khấu thì giáo viên chủ nhiệm là một diễn viên đa năng và có nhiều “đất diễn” nhất.
 
 
Trăm dâu đổ đầu chủ nhiệm
 
Theo quy định của ngành giáo dục, thời lượng công tác chủ nhiệm lớp chỉ chiếm 4,5 tiết/tuần. Tuy nhiên, đó chỉ là “quy định trên lý thuyết”, bởi thực tế công việc chủ nhiệm lớp chiếm gấp nhiều lần thời lượng ấy: hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép, tích hợp dạy kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, tham gia họp hành, hội thi, phong trào, thu học phí, bảo hiểm, y tế... cùng với ngàn lẻ một nhiệm vụ không thể tránh khỏi. Thầy Lê Minh Châu, giáo viên chủ nhiệm lớp 11B trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết: “Ngoài sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm còn tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp mỗi tuần hai tiết. Để có hai tiết này, phải bỏ ra rất nhiều thời gian để soạn giáo án, viết kịch bản, tập dợt...”
 
Nhiều giáo viên cho rằng, giáo viên chủ nhiệm gần như là người giúp việc đa năng: nhận mệnh lệnh từ hiệu trưởng và có nhiệm vụ lãnh đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch dạy học giáo dục đề ra; giám sát và phản hồi tình hình lớp đến gia đình và nhà trường… Bên cạnh đó, giáo viên còn phải dạy với số tiết đảm bảo theo quy định của bộ Giáo dục và đào tạo và tham gia nhiều buổi họp hành, làm vô số các loại sổ sách, hồ sơ, hội thi, phong trào, chịu trách nhiệm thu các khoản thu của nhà trường như học phí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, quỹ của hội cha mẹ học sinh… “Những công việc này rất mất thời gian và chẳng may không thể hoàn thành tốt đều bị xét thi đua. Gần đây, khi các vụ bạo lực học đường gia tăng, gánh nặng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh lại được đặt trên vai giáo viên chủ nhiệm”, một cô giáo bộc bạch.
 
Hết giờ nhưng không hết việc
 
Giờ giải lao, giáo viên chủ nhiệm chưa kịp nghỉ ngơi, thế nào cũng có thầy cô bộ môn này, bộ môn khác đến “kể tội” học trò của mình. Những giờ có tiết bộ môn mình phụ trách, nhiều giáo viên chủ nhiệm tranh thủ giải quyết những vấn đề của lớp học. Khi tiếng chuông báo hiệu hết giờ, giáo viên chủ nhiệm phải tranh thủ gặp riêng ban cán sự lớp để nghe báo cáo về tình hình lớp học trong ngày… Thậm chí, tại nhiều trường, giáo viên chủ nhiệm kiêm cả công việc “dạy kèm”. Đơn cử tại trường THCS Bạch Đằng, năm nay do phải chủ nhiệm một lớp có gần 70% là học sinh trung bình và yếu, mỗi buổi chiều thầy Trần Tuấn Anh phải tranh thủ ở lại dò bài và kèm các học sinh yếu kém. Tối về đến nhà, thầy không quên lên mạng để xem hộp thư, tin nhắn của học sinh tâm sự chuyện gia đình, học hành…
 
Nhiều nữ giáo viên cho biết, để đầu tư vào công tác chủ nhiệm, họ buộc phải sử dụng quỹ thời gian dành cho gia đình, bởi 4,5 tiết/tuần hoàn toàn không đủ để giải quyết hết việc công việc làm chủ nhiệm lớp. Chưa kể, ngoài công tác chủ nhiệm, các giáo viên còn phải lo chuyên môn giảng dạy, thậm chí kiêm nhiệm thêm nhiều chức vụ khác trong trường: tổ trưởng bộ môn, bí thư chi đoàn, chuyên viên tư vấn phòng tâm lý học đường. Cô Phạm Thị Minh Ngọc, giáo viên trường THPT Trần Khai Nguyên cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vai trò: giáo viên chủ nhiệm một lớp 12, giáo viên bộ môn lý và kiêm luôn “nhân viên tư vấn học đường”. Cô cho biết: “Làm xong việc nhà, sau 9 giờ tối, mình phải tranh thủ làm tiếp việc còn dang dở. Thậm chí điện thoại luôn trong trạng thái mở dù sau 12 giờ khuya, vì nhiều khi phụ huynh, học sinh cần gọi”. Cô Đinh Thị Ngọc Nhung, giáo viên trường THCS Nguyễn Gia Thiều cho biết: “Vừa làm công tác chủ nhiệm, mình vừa phải chăm sóc hai đứa con nhỏ đang học mẫu giáo. Ngoài ra, ở trường mình còn làm công tác thanh tra, tổ trưởng bộ môn văn và tổ trưởng bộ mạng lưới chuyên môn quận. Do đó, quỹ thời gian của mình rất eo hẹp, phải tranh thủ từng giây từng phút, thậm chí những ngày nghỉ để đảm bảo xử lý hết việc nhà và việc trường lớp”...
 
                                                  

Nguồn tin: (Theo SGTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm