Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 3329

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 86626

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11449452

 
Trang nhất » Tin Tức » Đổi mới giáo dục - Đào tạo 17:14 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Chương trình môn Ngữ văn mới: Đổi mới nhưng không xa lạ

Thứ sáu - 18/08/2017 06:56
Vietnamnet.vn: Môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, cách xây dựng chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.



LTS: Môn Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng xuyên suốt 12 năm của Chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, nội dung môn Ngữ văn sẽ được đổi mới như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. VietNamNet có cuộc trao đổi với PGS. TS Đỗ Ngọc Thống (Viện KHGD VN), tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn xoay quanh những điểm đổi mới của môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông đang biên soạn.

Xuất phát từ các “chuẩn đầu ra” về năng lực

Phóng viên:Xin ông cho biết, việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có những điểm khác biệt nào chương trình hiện hành?

PGS. TS Đỗ Ngọc Thống: Đầu tiên phải khẳng định đổi mới chương trình không có nghĩa là làm lại từ đầu mà phải kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành. Tuy nhiên, chương trình mới cũng phải đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong chương trình hiện nay, đáp ứng yêu cầu mới.

Đối với môn Ngữ văn, chương trình lần này sẽ có đổi mới cả về mục tiêu, quy trình xây dựng cũng như nội dung chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.

Về mục tiêu môn học, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói và nghe).

Thông qua việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp mà giáo dục tâm hồn, nhân cách và khả năng sáng tạo văn học của học sinh (HS), đồng thời góp phần phát triển các năng lực khác như năng lực thẩm mỹ, năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo… mà chương trình tổng thể đã đề ra. Trong đó, năng lực giao tiếp ngôn ngữ là trục tích hợp để xây dựng xuyên suốt cả 3 cấp học.

 
Để đạt được mục tiêu này, việc xây dựng chương trình được tiến hành theo một quy trình khác cách làm truyền thống. Đó là cách thiết kế giật lùi hay bản đồ ngược (back mapping) mà World Bank đã khuyến cáo.


Để đạt mục tiêu này, trước hết cần xác định HS cần đạt hay cần có những phẩm chất và năng lực gì từ môn học này, năng lực đó ở mỗi cấp/ lớp yêu cầu đến đâu (mức độ/ chuẩn cần đạt). Từ các yêu cầu cần đạt này mới xác định những nội dung cần dạy, tức là dạy cái gì (kiến thức).

Như thế chỉ có những kiến thức giúp cho việc phát triển năng lực có hiệu quả thì mới được lựa chọn vào chương trình Ngữ văn mới. Chương trình sẽ được xây dựng thống nhất từ lớp 1 cho tới lớp 12 chứ không tách làm 3 cấp như trước đây.

Với mục tiêu và cách làm mới như vậy, nội dung chương trình môn Ngữ văn và phương pháp giảng dạy sẽ thay đổi như thế nào so với hiện nay, thưa ông?

- Về nội dung, theo mục tiêu và cách làm mới, chương trình sẽ không tổ chức theo trục lịch sử văn học hay kiểu văn bản như chương trình (THCS và THPT) hiện hành. 

Tất cả kiến thức được chọn đều nhằm hướng tới mục tiêu hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng tới chủ thể người học và khả năng ứng dụng tri thức ngữ văn vào cuộc sống. 

Các kiến thức văn học, tiếng Việt sẽ tích hợp thông qua các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe và phục vụ cho các kỹ năng này.

Như thế chương trình không quá khái quát dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất, nhưng cũng không quá cụ thể để chỉ làm theo được 01 cách, 01 kiểu (đồng phục).Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ được xây dựng theo hướng mở, bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo bằng cách chỉ quy định một số nội dung cốt lõi và một số tác phẩm bắt buộc, còn lại đưa ra một danh sách gợi ý để các tác giả sách giáo khoa (SGK) và giáo viên (GV) tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đối tượng người học, phát huy được sự sáng tạo. 

Về phương pháp giảng dạy, môn Ngữ văn sẽ chuyển từ việc GV giảng về tác phẩm là chính sang việc GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm là chính để học sinh biết cách đọc và có thể tự đọc.

Nói cách khác, thay vì giáo viên giảng cho HS về các tác phẩm thì với chương trình môn Ngữ văn mới, GV chỉ trang bị cho học sinh phương pháp tiếp cận tác phẩm thông qua ngữ liệu mẫu. Đây sẽ là một yêu cầu mới về phương pháp giảng dạy đối với môn Ngữ văn.

Những tác phẩm sẽ được đưa vào nội dung bắt buộc của chương trình môn Ngữ văn mới, thưa ông?

Việc quy định 6 tác phẩm bắt buộc trong nội dung chương trình môn Ngữ văn mới bao gồm bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập là do 6 tác phẩm này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà chương trình đề ra đối với việc lựa chọn tác phẩm đưa vào chương trình. 

Trong đó, quan trọng nhất là các tác phẩm này đều là thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, văn học và văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, từ thực tiễn qua những lần đổi mới, 6 tác phẩm này đều luôn có mặt trong chương trình môn Ngữ văn.

Việc giảng dạy các tác phẩm bắt buộc này cũng sẽ được phân bổ vào chương trình căn cứ theo độ khó văn bản tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm sẽ được giảng dạy từ lớp cuối cấp THCS và cấp THPT với tư cách một tác phẩm hoàn chỉnh.

- PGS. TS Đỗ Ngọc Thống

- Với nguyên tắc chương trình được xây dựng theo hướng mở, chúng tôi chỉ nêu lên một số văn bản- tác phẩm bắt buộc như bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập.

Còn lại chỉ nêu lên một danh sách các tác gia, tác phẩm để gợi ý, khuyến nghị các nhà biên soạn SGK và GV lựa chọn. 

Tuy nhiên để thống nhất và đáp ứng yêu cầu giáo dục của môn học, chương trình nêu lên các yêu cầu của việc lựa chọn văn bản tác phẩm, cụ thể là:

- Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực, trước hết là năng lực giao tiếp (đọc, viết, nghe và nói) của học sinh.

 

- Phù hợp với đối tượng học sinh ở từng lớp học, cấp học

- Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

- Chú trọng các ngữ liệu phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc và nhân loại.

- Xét trên tổng thể, chú ý bảo đảm sự cân đối tương đối giữa các thể loại , vùng miền, khu vực và các thời đại.

- Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học. Số lượng văn bản, tác phẩm cần dạy không nhiều để dạy kỹ, sâu và giúp học sinh có cơ hội đọc trực tiếp và trọn vẹn những tác phẩm được chọn học.

Đánh giá học sinh qua “sản phẩm” đọc, viết, nói và nghe

Với điểm đổi mới như vừa nêu, phương pháp kiểm tra đánh giá của môn Ngữ văn sẽ được thay đổi như thế nào?

- Chúng tôi xác định kiểm tra đánh giá là một điểm nghẽn trong quá trình đổi mới môn Ngữ văn. Vì vậy, trong chương trình mới, phương pháp kiểm tra đánh giá đối với môn Ngữ văn sẽ thay đổi theo hướng đánh giá đúng được năng lực Ngữ văn của học sinh.

Mục tiêu của việc đánh giá sẽ được điều chỉnh theo hướng trước hết là giúp giáo viên và nhà trường nắm được năng lực của từng học sinh, biết được học sinh của mình đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn, sau đó mới nhằm đến việc cho điểm để xếp loại, khích lệ, khen thưởng.

Hình thức và nội dung đánh giá là tất cả những cách thức có thể phục vụ cho việc đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của học sinh. Thậm chí, cách viết nhật ký, sổ tay văn học, facebook của học sinh cũng có thể là một “sản phẩm” để xem xét, đánh giá.

Các câu hỏi đánh giá không kiểm tra trí nhớ của các em về những kiến thức hay nội dung cụ thể mà phải dựa vào hệ thống các yêu cầu cần đạt đối với đọc, viết, nói và nghe.

Đề kiểm tra cũng sẽ hướng tới việc coi trọng sự sáng tạo từ ý tưởng đến cách thể hiện, chống sao chép (văn mẫu), không kiểm tra vào các văn bản, tác phẩm đã học (nhất là với các kỳ kiểm tra cuối lớp, cuối cấp) mà kiểm tra những văn bản-tác phẩm tương tự nhưng chưa được học để khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh.

Ông đánh giá về khả năng thực hiện những ý tưởng đổi mới nêu trên của đội ngũ GV hiện tại?

- Như tôi đã nói, đổi mới chương trình không có nghĩa là làm lại từ đầu mà phải kế thừa những ưu điểm của chương trình hiện hành. Vì thế với phần lớn GV, nội dung chương trình, những kiến thức văn học, tiếng Việt sẽ ít thay đổi, riêng hệ thống văn bản, tác phẩm sẽ có thay đổi nhưng không xa lạ mà theo tôi sẽ hấp dẫn hơn.

Điều GV cần thay đổi nhất với môn học này vẫn là phương pháp dạy học và đổi mới cách kiểm tra, đánh giá. Cần chuyển từ phương pháp dạy học truyền thụ áp đặt một chiều sang phương pháp dạy học phát triển năng lực (ở môn Ngữ văn là năng lực giao tiếp, năng lực văn học), theo đó chuyển cách đánh giá ghi nhớ máy móc, dập khuôn sang cách đánh giá ưu tiên sáng tạo, tôn trọng ý tưởng mới và cách trình bày độc đáo…

Đây là yêu cầu đòi hỏi phải có nỗ lực rất lớn không chỉ từ phía GV mà còn ở các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo dạy học, các tác giả chương trình, SGK và việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GV theo chương mới nữa. 

Nếu thực hiện đồng bộ, tôi nghĩ phần lớn GV có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới này. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu là một khó khăn, thách thức rất lớn trong bối cảnh hiện nay.

Theo kế hoạch, đến tháng 9 chúng ta sẽ có chương trình mới và đến năm 2018 thì học sinh sẽ học bắt đầu học SGK mới theo chương trình mới. Vậy nhóm tác giả viết sách giáo khoa sẽ xoay xở ra sao để kịp viết sách, được thẩm định và được các nhà trường tuyển chọn vào dạy học?

- Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội thì năm học 2018-2019 sẽ triển khai 3 lớp đầu cấp: lớp 1, lớp 6 và lớp 10 (chứ không phải tất cả). Dù vậy đây vẫn là một thách thức rất lớn với các môn học.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, ban chỉ đạo cũng đã tính toán và đề xuất tiến độ cụ thể như sau: Trong năm học 2018 – 2019, cho triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10. Những năm học sau là các lớp tiếp theo.

Đến năm học 20122 – 2023, chương trình mới sẽ được dạy ở tất cả các lớp theo đúng thời hạn Nghị quyết 88 của Quốc hội đề ra.

Về cách làm thì có thể linh hoạt, chỉ cần có chương trình dự thảo là có thể hình thành đề cương SGK, trong quá trình thiết kế chương tình môn học, người ta cũng đã phải hình dung ra hình hài của SGK để bổ sung, điều chỉnh và giúp cho chương trình có tính khả thi.

Như vậy hy vọng sớm có chương trình dự thảo của các môn học (dự định cuối tháng 5/2017) để các nhóm viết sách có thể cập nhật, triển khai sớm đề cương sách nhằm thực hiện được kế hoạch đúng tiến độ. Tuy nhiên bất luận trong trường hợp nào thì quan điểm của những người soạn thảo vẫn phải ưu tiên chú ý chất lượng của chương trình cũng như SGK.

Đội ngũ tham gia gia biên soạn chương trình môn Ngữ văn cũng như các môn học khác, được tuyển theo yêu cầu, tiêu chí của Bộ GD&ĐT với quy trình đấu thầu của Dự án và có sự đồng ý của Ngân hàng thế giới. Sau đó Bộ trưởng sẽ ra quyết định. Theo quyết định của Bộ trưởng Ban xây dựng chương trình môn Ngữ văn có 7 người (2 người thuộc Trường ĐHSP Hà Nội, 2 người thuộc Viện KHGDVN, 02 người thuộc Trường ĐHSP TP.HCM và 1 người thuộc Trường ĐH Cần Thơ).

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Lê Văn (thực hiện)

 

Tác giả bài viết: vietnamnet.vn

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm