Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 3822

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 96024

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11556320

 
Trang nhất » Tin Tức » Đổi mới giáo dục - Đào tạo 19:44 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

THCS Hoàng Xuân Hãn: Đổi mới tiết chào cờ đầu tuần

Thứ tư - 08/11/2017 09:09
THCS Hoàng Xuân Hãn: Đổi mới tiết chào cờ đầu tuần

THCS Hoàng Xuân Hãn: Đổi mới tiết chào cờ đầu tuần

Trường THCS Hoàng Xuân Hãn là đơn vị tiêu biểu trong các cuộc vận động và phong trào thi đua của giáo dục huyện nhà. Trong những năm qua, BGH cùng đội ngũ CBGV luôn nỗ lực đổi mới hoạt động dạy học và giáo dục nhằm đem lại những kết quả toàn diện. Từ ngày 01/11/2017, thầy giáo Hiệu trưởng Dương Thế Vinh nghỉ chế độ BHXH, cô giáo Đặng Thị Trâm được bổ nhiệm là Hiệu trưởng mới. Toàn trường tiếp tục kế thừa và đổi mới nhằm truyền thống học tập và sáng tạo của cả thầy và trò...








Đổi mới hình thức sinh hoạt chào cờ đầu tuần

      Tiết chào cờ đầu tuần là tiết học đặc biệt, là nội dung bắt buộc trong các hoạt động giáo dục của mỗi nhà trường.

      Tiết chào cờ là thời điểm mở đầu cho một tuần học mới, một chủ điểm mới; có tính chất định hướng tổ chức các hoạt động trong một tuần học mới. Tiết chào cờ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng với Quốc kỳ, bồi đắp lòng yêu nước, tự hào dân tộc; củng cố, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống; tạo cho học sinh thêm gắn bó với trường lớp, thầy cô giáo, bạn bè; tạo tâm thế, động lực giúp các em hào hứng bước vào tuần học mới.

      Nhận rõ điều đó, bắt đầu tiết chào cờ sáng ngày 06/11/2017 nhà trường có nhiều đổi mới hình thức sinh hoạt: Ngoài phần chào cờ hát quốc ca, đội ca, nhận xét của lớp trực, của tổng phụ trách đội, của cô giáo Đặng Thị Trâm – tân Hiệu trưởng nhà trường. Thời gian còn lại của tiết chào cờ dành cho học sinh, tạo môi trường để các em thể hiện năng khiếu, sở trường. Tuần học này, điều đó được thể hiện thông qua việc giới thiệu cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, do em Trần Như Quỳnh học sinh lớp 9A trình bày. Sau phần giới thiệu sách là các tiết mục văn nghệ, mở đầu với ca khúc “Ngôi nhà của em” do thầy Phạm Bá Tĩnh và em Phạm Linh Chi – lớp 6A trình bày. Ca khúc “Bài học đầu tiên” do tốp ca lớp 6A thể hiện… Tiết sinh hoạt chào cờ đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh.

 

Một tiết mục văn nghệ của học sinh lớp 6A
 
      Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt trong tiết chào cờ đã mang lại cho học sinh nhiều điều hấp dẫn và bổ ích. Thực sự đã trở thành một giờ học lí thú, một buổi sinh hoạt hấp dẫn, nhẹ nhàng và mang lại nhiều điều ý nghĩa. Qua đó góp phần giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh hướng tới phát triển con người toàn diện.



Bài giới thiệu sách của em Trần Như Quỳnh

Trần Như Quỳnh - Học sinh lớp 9A, học sinh vừa lọt vào top 5 kỳ thi chọn HSG lớp 9 môn Ngữ văn
 
          Kính chào quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn!

         Hôm nay là giờ chào cờ đầu tiên của tháng 11, chúng ta vô cùng vui mừng được đón nhận cô hiệu trưởng mới - cô giáo Đặng Thị Trâm. Em là Trần Như Quỳnh, học sinh lớp 9A, hôm nay rất vinh dự được đứng ở khán đài này, em xin thay mặt cho tất cả các bạn học sinh trường THCS Hoàng Xuân Hãn gửi tới cô lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trên cương vị mới của mình.

         Kính thưa quý thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn!

        Học giả Chu Quang Tiềm đã khẳng định rằng: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách nhưng đọc sách là con đường quan trọng của học vấn”. Câu nói đó thật đúng, và có lẽ trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng đọc những cuốn sách khác nhau ngoài những cuốn có trong chương trình sách chúng ta học. Tuy nhiên ông cũng nói rằng: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Hôm nay mình xin giới thiệu về một cuốn sách mà mình rất tâm đắc, đó là cuốn “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh.

        Nguyễn Nhật Ánh - từ lâu đã là cái tên quen thuộc không chỉ đối với thiếu nhi mà còn đối với những người lớn luôn khao khát một chiếc vé trở về tuổi thơ. Cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một trong những tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định tài năng của ông, cũng như mang đến cho nền văn học Việt Nam một câu chuyện vô cùng xuất sắc. Câu chuyện được chuyển thể thành bộ phim cùng tên và đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.

       “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, với giọng văn mộc mạc, chân thành nhưng đã giúp độc giả tìm lại những mảnh ghép của kí ức tuổi thơ đang thất lạc đâu đó trong sự vội vã của nhịp sống hiện đại. Cuốn sách chì dày 380 trang, với những mẩu chuyện gần gũi, trong sáng về thời thơ ấu xoay quanh ba đứa trẻ nơi miền quê nghèo khó mà đầy ắp tiếng cười, niềm vui và cả tâm tư rắc rối của tuổi mới chớm trở thành “người lớn”.

       Cậu bé Thiều, nhân vật “tôi” dưới ngòi bút của tác giả, hiện lên với vẻ trẻ con, ngây thơ và cả chút đố kị. Em trai của Thiều, là Tường, một cậu bé vô cùng yêu thương anh, sẵn sàng nhường nhịn hay che dấu lỗi lầm cho anh trai mình. Tình yêu thương giữa hai anh em cứ thế hiện ra trong từng câu nói, cử chỉ một cách tự nhiên đến không ngờ. Tuy vẫn có những hiểu lầm, những mâu thuẫn do tính đố kị của anh trai Thiều, nhưng Tường - một cậu bé với tấm lòng bao dung vô cùng, luôn hàn gắn bằng những sẻ chia, thông cảm dành cho anh trai mình.

        Mẩu chuyện giữa hai anh em về “chuồn chuồn cắn rốn thì sẽ biết bơi” với đoạn đối thoại ngắn ngủi và giản đơn ngay sau đó nhưng mang cả tuổi thơ trẻ dại, ngây ngô ùa về trong tâm trí độc giả: “Bơi được không?” - “Được.” - “Chìm không?” - “Chìm.”. Cậu bé Tường ngây thơ, cả tin và luôn phục anh mình sát đất.

         Không thể không nhắc đến Mận - nhân vật nữ chính của câu chuyện, sinh ra trong một gia đình khó khăn và phải chịu rất nhiều bất hạnh, trắc trở trên đường đời. Dưới góc nhìn của Thiều, Mận là đứa con gái lớn hơn nó một tuổi, mặt mày xinh đẹp nhưng khá ngu ngốc. Vậy mà phía sau sự chểnh mảng học hành đó, Mận đã dành hết thời gian lo cho ba của mình - người ta đồn là mắc bệnh phong, bị mẹ nhốt trên gác nhưng gặp ai cũng nói ông đang chữa bệnh ở thành phố. Bí mật này chỉ được hé lộ khi Mận vừa khóc vừa kể với Thiều. Cho đến một ngày chính ông phóng hỏa ngôi nhà của mình rồi bỏ đi biệt tích, mong muốn vợ con được sống hạnh phúc hơn, tránh sự dị nghị của hàng xóm.

         Mỗi mẩu chuyện đều mang một bài học nhân văn sâu sắc, giản dị mà lắng đọng đến không ngờ. Ai cũng như thấy tuổi thơ của mình trên từng trang sách, thấy cánh diều nhỏ giữa bầu trời, thấy mình ngỗ nghịch, hơn thua, thấy nỗi nhọc nhằn của ba, lo toan của mẹ. Một chút trẻ thơ, một chút hoài niệm, không chỉ Thiều, Mận hay Tường mà mỗi nhân vật trong đó đều mang đến những cảm xúc riêng biệt. Từ lần đầu cầm trên tay cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, không ít người đã bị cuốn hút bởi màu xanh lá nhẹ nhàng và nét vẽ mộc mạc ngay trên bìa cuốn sách.

                                     “Ngồi im trong gió nghe đêm rớt
                                     Chợt thấy hoa vàng trên cỏ xanh.


          Từng dòng cảm xúc cứ thế nối liền nhau, nhiều lúc bật cười trước những trò chơi dân dã của hai anh em, những lần ba đánh đòn Tường, những lần nghe chuyện ma đến sợ rúm lại mà vẫn thích nghe, cho đến cả những rung động đầu đời. Đọc mà rưng rưng nhớ lại mình của ngày xưa đó.

          Truyện của chú Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn để lại cho độc giả những xúc cảm hết sức bình yên. Toàn cảnh cuốn sách như vẽ ra một thế giới chân thật giản dị. Câu chuyện về tình anh em rất thật, rất tự nhiên, vì chẳng ai trên đời mà lại chưa từng đố kị, và những đứa trẻ thì không biết che dấu sự đố kị của bản thân mình. Tình tiết câu chuyện hết sức đơn giản nhưng sâu sắc. Ai cũng từng trải qua tuổi thơ với những nàng công chúa, những chàng hoàng tử và cả chút rung động bé nhỏ đầu đời. Tâm hồn ngây thơ trong sáng đó khiến nhiều người ngưỡng mộ và thầm cảm mến từng nhân vật trong tác phẩm. Có thể chút tình cảm bé nhỏ giữa những người bạn ấy không hoàn hảo, nhưng họ vẫn thật lòng quý mến nhau dù có những lúc va vấp, có những khi đau buồn hay vô tình tổn thương nhau, cuối cùng vẫn đọng lại những hồi ức đẹp và niềm hi vọng vô vàn cho tương lai.

          Cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã thật sự mang đến bài học nhân văn sâu sắc qua cách kể mộc mạc của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Mình mong các bạn sẽ tìm đọc cuốn sách này ngay trên tủ sách của mỗi lớp. Phần giới thiệu sách của mình đến đây là kết thúc, cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe. Một lần nữa em xin kính chúc quý thầy cô giáo mạnh khỏe, chúc các bạn có một tuần học tốt.

           Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả bài viết: Tin, ảnh: BBT web HXH; Bài: Trần Như Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm