Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 1351

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 99024

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11559320

 
Trang nhất » Tin Tức » Tin các báo 09:35 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Không nên nghiêm trọng hóa vấn đề dạy thêm - học thêm

Thứ năm - 21/08/2014 23:48
Bên cạnh mặt trái mà tác giả bài “Tình trạng dạy thêm học thêm vẫn còn tràn lan” nêu, tôi xin đưa ra “mặt phải” vấn đề này là: ngoài việc giúp học sinh ôn tập, mở mang kiến thức, rèn luyện…, học thêm còn là cầu nối cho nhiều em bước vào đại học.
Mối quan tâm chung của xã hội
Ngày 31/01/2007, Bộ GD&ĐT đã ban hành qui định dạy thêm học thêm trong các trường phổ thông, dư luận xã hội lại một lần nữa nóng lên về một vấn đề “xưa nhưng không cũ”. Là một giáo viên đã nhiều năm công tác trong nhà trường phổ thông và cũng đã từng tham gia dạy thêm, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề.
Có một số ý kiến cho rằng dạy thêm học thêm là một vấn nạn của ngành giáo dục, một biểu hiện tiêu cực của ngành giáo dục. Rõ ràng, đó là một quan niệm chưa  thoả đáng. Một hiện tượng nào đó sở dĩ sinh ra và tồn tại bởi vì bao giờ cũng có một lí do xác đáng.
Hiện tượng dạy thêm học thêm cũng vậy, nó sinh ra và tồn tại từ nhu cầu thực tế của người học và nó cũng là một nhân tố để nâng cao chất lượng giáo dục. Áp lực thi cử lớn, khả năng tiếp thu có hạn, chương trình quá tải là những nguyên nhân quan trọng khiến học sinh phải học thêm.
Quan điểm cho rằng học sinh học thêm là do tâm lí lo lắng của phụ huynh và học sinh, áp lực của giáo viên có phần đúng, song chỉ là nguyên nhân phụ. Hiện nay, học sinh chỉ học thêm khi có nhu cầu thực sự, và có quyền lựa chọn giáo viên. Đến các lớp học thêm, học sinh có điều kiện ôn tập, mở mang kiến thức, rèn luyện kĩ năng; các bài tập bổ sung là động lực để học sinh cố gắng vươn lên.
Nhìn chung, không khí học tập của các lớp học thêm là nghiêm túc, học sinh hứng khởi, say mê học tập. Các lớp học thêm đã đóng vai trò cầu nối để cho rất nhiều học sinh phổ thông bước vào cánh cửa giảng đường đại học. Nhiều em học sinh yếu kém cũng đã vươn lên khá giỏi nhờ sự kèm cặp, giúp đỡ của các thầy cô dạy phụ đạo, dạy thêm.
Đối với giáo viên, dạy thêm là công việc để tăng thu nhập một cách chính đáng trong điều kiện lương chưa đủ sống. Điều quan trọng hơn là dạy thêm đã tạo ra một động lực để giáo viên học hỏi, trau dồi về chuyên môn. Giáo viên buộc phải nghiên cứu tài liệu, sách vở, làm bài tập... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của học sinh học thêm. Ở nhiều nước trên thế giới, mặc dù nền giáo dục phát triển cao nhưng vẫn tồn tại hoạt động dạy thêm học thêm.
Một bất cập của hoạt động này là hầu hết hướng vào mục tiêu giúp HS vượt qua các kì thi mà ít quan tâm đến việc phụ đạo, kèm cặp những HS yếu kém.
Không nên nghiêm trọng hóa vấn đề
Mặc dù những hạn chế, mặt trái của hoạt động dạy thêm học thêm là có, song không đến mức nghiêm trọng như cách nói của ông Bùi Minh Tuấn.
Chúng tôi không hiểu vì sao ông Bùi Minh Tuấn gọi học thêm dạy thêm là hoạt động “nhạy cảm”, khi mà chính ông đã khẳng định: “Dạy thêm, học thêm là nhu cầu chính đáng của người dân, bao gồm cả người học lẫn người dạy”? Có gì “nhạy cảm” trong hoạt động này, thưa ông Bùi Minh Tuấn, khi mà lao động bằng trí tuệ, công sức của người GV được HS yêu cầu, có ích cho HS và được trả công theo thỏa thuận?
Khi đưa ra những tiêu cực trong hoạt động này, ông Bùi Minh Tuấn đã phản ánh không đúng tình hình chung. Ví dụ không thể có chuyện GV cắt xén chương trình chính khóa “để dành” cho dạy thêm (vì sẽ bị HS phản ứng, nhà trường kỉ luật). Hoặc cũng không thể có chuyện “mạnh ai nấy thu” (hay có tính áp đặt) trong vấn đề học phí học thêm.
Theo chúng tôi được biết, tùy theo mức sống dân cư trên địa bàn mà các GV đề ra một mức thu hợp lý, nhiều GV đã miễn phí hoàn toàn đối với những HS hoàn cảnh khó khăn, thậm chí còn giúp đỡ thêm.
Nhiều GV là chỗ thân quen của chúng tôi phải từ chối những lớp học và những HS yêu cầu dạy thêm, vì nhận thấy việc dạy thêm không thực sự có ích cho những HS ấy. Nhiều GV giỏi không đủ thời gian và sức khỏe để đáp ứng yêu cầu của HS.
Chuyện “học thêm quá nhiều” là do HS tự đăng kí học, chứ không có GV hay nhà trường nào bắt buộc. Các lò luyện thi thì càng không thể dùng bất cứ áp lực gì để lôi kéo HS.
Theo một khảo sát của nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ được thực hiện cuối tháng 10-2008 với 480 HS cấp THCS và THPT trải rộng trên địa bàn 5 quận thuộc TPHCM thì lý do hàng đầu khiến HS phải đi học thêm là nhằm củng cố kiến thức đối với các môn học yếu (48,8%), kế đến là học thêm để theo kịp chương trình chính khóa (41,9%) và thứ ba là do bản thân các em thích đi học thêm (39,4%) (Tuổi trẻ ngày 27/11/08).
Vì vậy, cách nói của ông Bùi Minh Tuấn: “Nếu hoạt động nhạy cảm này không được kiểm soát chặt chẽ, những giáo viên quá thực dụng, bị đồng tiền sai khiến, thì hậu quả mà học sinh và phụ huynh phải gánh chịu là rất lớn” là có phần võ đoán và thiếu tôn trọng GV.
Thực ra, những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động dạy thêm học thêm đã dần dần bị đẩy lùi do tính dân chủ trong giáo dục đã được nâng cao. Hầu như không còn chuyện HS đi học thêm những GV mà các em cảm thấy trình độ chuyên môn hay đạo đức “có vấn đề”. Những HS đi học thêm cho “có phong trào” cũng đã dần dần rơi rụng, tự đào thải, hoặc bị chính GV từ chối.
Về các giải pháp chống tiêu cực trong dạy thêm học thêm, chúng tôi đồng ý với giải pháp giảm tải chương trình mà ông Bùi Minh Tuấn đề xuất. Còn biện pháp “xiết chặt quản lý” với những quy định “thật chặt chẽ” nghe ra “rằng hay thì thật là hay”, nhưng xin hỏi ông Bùi Minh Tuấn, sẽ phải làm những gì, và làm ra sao thì mới có hiệu quả?
Các giải pháp như giấy phép dạy thêm, đơn xin học thêm chỉ thuần túy hình thức, còn việc lựa chọn những GV “có năng lực, nhiệt huyết” không hiểu sẽ làm ra sao? Nếu phải tổ chức thi tuyển thì quá rắc rối, rồi lại sinh ra tiêu cực. Có những GV nhiệt huyết trong giờ dạy chính khóa nhưng không nhiệt huyết trong dạy thêm thì biết làm sao? Tốt nhất là để cho HS, phụ huynh tự chọn lấy.
Ông Bùi Minh Tuấn còn đề xuất “Các lò dạy thêm muốn hoạt động cần phải đăng ký và chịu sự giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng”; nghe qua cứ tưởng như các lò luyện thi này là “nguy hiểm” lắm, nên các cơ quan chức năng cần ưu tiên “giám sát” hàng đầu? Không biết khi “kiêm” thêm nhiệm vụ “trọng đại” này, nhà nước cần thêm bao nhiêu biên chế, kinh phí?
Thưa ông Bùi Minh Tuấn, nếu những “lò” này làm ăn cẩu thả, vô trách nhiệm thì chính HS sẽ tẩy chay, và phải tự đóng cửa chứ không cần đến quyết định đình chỉ của cơ quan quản lý. Bởi vì những lò này không có những mối quan hệ trực tiếp với nhà trường của HS. Việc HS thích học, nhiều em tự nguyện đăng kí xin học là một điều đáng mừng, chỉ khi các em làm ngược lại mới đáng lo.
Thực tế cho thấy, HS chỉ xin học thêm với những GV giỏi, có nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình. Chuyện ông thầy dùng quyền uy và tiểu xảo để ép HS học thêm chỉ là dĩ vãng.
Nâng cao thu nhập cho GV cũng là một giải pháp, song hiệu quả không cao. Nhu cầu của con người thường có tính bậc thang. “Giàu” như các nước phát triển mà GV vẫn dạy thêm, thì ở nước ta biết tăng lương bao nhiêu cho đủ.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc tìm mọi cách “đưa vào khuôn khổ” những hoạt động có tính tự phát, có thể tự điều chỉnh thường gặp thất bại. Ví dụ: chính quyền muốn xây một cái chợ hoành tráng ở một địa điểm khác, nhưng chợ xây xong rồi dân không đến họp.
Nếu coi những tiêu cực trong hoạt động này là một “căn bệnh” thì phải hiểu gốc bệnh ở đâu để mà điều trị đúng. Nếu không cứ chạy theo triệu chứng thì sẽ rất mệt mỏi và rốt cuộc chuốc lấy thất bại. Việc các cơ quan chức năng chưa quyết liệt đưa hoạt động này “vào khuôn khổ” không phải vì thiếu trách nhiệm hay năng lực mà do nắm được bản chất của hoạt động này, cứ để cho thực tế tự điều chỉnh sẽ tốt hơn.
Ví dụ cơ quan quản lý thị trường không nêu ra một mức giá “sàn” cố định hay buộc các doanh nghiệp phải giảm giá, mà chỉ tạo điều kiện cho tự do cạnh tranh. Khi có thị trường tự do, doanh nghiệp buộc phải tự giảm giá, thay đổi chiến lược kinh doanh. Dạy thêm cũng vậy. Gốc của “bệnh” (tiêu cực) này chính là tình trạng thiếu dân chủ trong nhà trường. Một khi dân chủ được đề cao, tiêu cực sẽ tự nhiên bị đẩy lùi.
Vì vậy, theo chúng tôi, giải pháp quan trọng nhất để chống tiêu cực trong dạy thêm, bên cạnh việc giảm tải chương trình, là phát huy dân chủ trong nhà trường, hướng hoạt động dạy thêm học thêm vào việc đáp ứng nhu cầu thực tế của học sinh, tăng cường công tác phụ đạo, bồi dưỡng, kèm cặp học sinh, nhất là những học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, đổi mới cơ chế quản lí, đào tạo để nâng cao chất lượng giáo viên - nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.           
                                                                                 Trần Quang Đại
                                                                  GV trường THPT Trần Phú Hà Tĩnh

 
LTS Dân trí - Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật và nếu được tổ chức đúng mục đích, đúng phương pháp thì sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đối với người học. Cho nên chúng ta chỉ phê phán việc dạy thêm - học thêm một cách thái quá đến mức xâm phạm cả thời gian cần thiết cho học sinh tự học và làm bài tập ở nhà. Điều này thường xảy ra ở các thành phố và chủ yếu do học sinh không được hướng dẫn cách học tập tích cực mà thụ động chạy theo các lớp học thêm, cho nên vừa tốn tiền vừa không đạt kết quả mong muốn.

Với các thầy giáo giỏi chuyên môn, lại có tâm huyết với nghề, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ ở trường, ở lớp, nếu các thầy giáo đó còn tham gia các lớp dạy thêm thì điều đó đáng hoan nghênh. Mong được học các thầy giáo giỏi, đấy là nguyện vọng chính đáng của học sinh.
                                                              

Nguồn tin: (Nguồn: Dantri.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm