Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 1881

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 97008

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11557304

 
Trang nhất » Tin Tức » Trang viết nhà giáo 06:30 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Câu chuyện giáo dục: Cô ơi, con nỏ có phấn!...

Thứ hai - 20/03/2017 13:08
Câu chuyện giáo dục: Cô ơi, con nỏ có phấn!...

Câu chuyện giáo dục: Cô ơi, con nỏ có phấn!...

"Tôi yêu nghề. Nhưng đã từng rất bồng bột. Sau sự việc ấy, tôi đã thật sự có ý thức trau nghề, đặc biệt là những ứng xử trong quan hệ với học sinh, phụ huynh...." Đó là câu chuyện được cô giáo Phạm Thị Phương kể trong Hội thi GVCNG bậc Tiểu học năm học 2016-2017. Xin dành phần cảm nhận cho bạn đọc.
        
           




                          CÔ ƠI, CON NỎ CÓ PHẤN!...

 
          Công việc dạy học cho chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người, nhiều thế hệ học sinh. Sự tiếp xúc ấy sẽ nhiều hơn, sâu hơn nếu chúng ta làm công tác chủ nhiệm lớp. Dù thời gian trôi qua, trong trái tim mỗi chúng ta chắc chắn vẫn còn đọng lại, còn lưu giữ nhiều kỉ niệm sâu sắc. Sau đây, tôi xin kể lại một kỉ niệm mãi còn ám ảnh trong tôi với câu nói chẳng thể nào quên của cô bé học trò tên là Linh: "Cô ơi, con nỏ có phấn!"…
            Chuyện xẩy ra cách đây đã 8 năm rồi nhưng tôi cứ ngỡ như mới hôm qua thôi. Năm học 2007-2008 là năm thứ 2 tôi công tác tại trường Tiểu học Đức Châu. Năm ấy, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1A.
           Lớp 1A năm đó có 29 em trong đó có 15 học sinh nam và 14 học sinh nữ. Đặc biệt lớp có một học sinh khuyết tật em tên là Nguyễn Thị Hoài Linh. Em mắc tật nói ngọng. Việc phát âm của em vô cùng khó khăn.
           Tuần học đầu tiên mọi việc diễn ra bình thường. Cô trò vừa học vừa làm quen với nhau. Mọi việc cứ diễn ra như thế thì sẽ không có gì để nói. Thế nhưng đã có một chuyện xẩy ra.
          Tôi còn nhớ như in hôm đó là sáng thứ 4, gia đình tôi có chuyện không vui. Tôi mang theo tâm trạng buồn bực đến trường. Vừa bước vào lớp học, tôi yêu cầu các em lấy bảng con ra để viết bài. Tôi vừa dứt lời, từ bàn thứ 2 nghe tiếng gọi:
-         Ô ơi on nỏ có ấn! ( Cô ơi, con nỏ có phấn).
         Nhưng tôi giả vờ không nghe thấy. Cô bé đứng dậy uồm người ra phía trước gọi to hơn. Lần thứ 2, rồi lần thứ 3 tôi cứ giả vờ như không nghe thấy. Cô bé lại gọi tiếp và lần này tôi đã quay mặt lại nhìn em, bằng cái nhìn đầy khó chịu. Tôi nói một câu thật to:
- Ông ó ấn ề ói ẹ ua i! ( Không có phấn về nói mẹ mua đi!).
          Tôi nhại lại giọng của em. Sau câu nói của tôi, cả lớp cười nghiêng ngả. Riêng Linh em nằm úp mặt xuống bàn khóc. Rồi cứ thế nức nở. Tiếng khóc của em làm tôi sực tỉnh. Tôi bước xuống bàn em ngồi và nói:
- Cô xin lỗi con! - Vừa nói tôi vừa vỗ về cô bé, lòng đầy ăn năn.
        Cô bé ngước mắt nhìn tôi, hai hàng nước mắt lăn dài. Em nói trong tiếng nấc:
-         Ô ơi,.. ẹ on ât âu ồi! ( Cô ơi,… mẹ con mất lâu rồi!).
          Tim tôi bỗng nhiên thắt lại. Tôi như nghẹt thở. Hóa ra em khóc không phải vì giận tôi nhại lại tiếng em mà vì tôi vừa nhắc em nhớ đến người mẹ đã mất. Tự nhiên nước mắt trào ra. Tôi ôm em vào lòng. Chẳng biết nói gì với em nữa. Hai cô trò đều khóc. Cả lớp lặng thinh, nhiều em cũng sụt sịt khóc.
          Được cô động viên, rồi Linh cũng nín khóc. Và tiết học lại tiếp tục.
            Dù cố gắng tiếp tục bài học, nhưng cả buổi học hôm đó, tôi thấy rất buồn. Tôi thấy mình có lỗi. Tôi ân hận. Tôi không hình dung được là lúc đó vì sao mình lại làm như thế. Chờ tiếng  trống tan trường, tôi tới gọi cô bé Linh ở lại để nói chuyện với em.
          Tôi gợi chuyện, từ việc sao em không có phấn viết. Cô bé nói:
-         Ô ơi, ấy ôm ay à ốm, on ết ấn ên ưa ua ược! (Cô ơi mấy hôm này bà ôm, con hết phấn nên chưa mua được!).
       Rồi cô bé bi bô kể về hoàn cảnh gia đình. Tôi nghe câu được câu mất. Vì tôi thấy mình thật tệ. Tôi quyết định chở em về và đến thăm nhà em luôn. Trên quãng đường loanh quanh về nhà, cô trò say sưa trò chuyện. Đang đi, cô bé níu lấy áo tôi và nói:
-         Ô ơi à con ây ồi! (Cô ơi nhà con đây rồi!).
       Mặc dù dọc đường về tôi đã cố hình dung gia cảnh nghèo khó của em nhưng tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy mái nhà xiêu vẹo trong khu vườn rợp cỏ. Trời ơi, nắng thì không sao, mưa gió ngôi nhà này làm sao chịu nổi!
Cô bé tụt xuống xe, chạy thẳng vào nhà, gọi to:
-         À ơi, ô ến!( Bà ơi, cô đến!).
      Nghe tiếng cháu gọi, bà cụ đang nằm trên giường cố gắng gượng dậy với vẻ nặng nề, khó khăn. Tôi bước lại gần và nói:
- Bà ơi, bà cứ nằm đi ạ.
        Bà cụ vừa nói vừa thở rất mệt mỏi:
- Cháu Linh làm sai chuyện chi rồi phải không cô? Khổ thân...
        Bà nghẹn giọng. Hai hàng nước mắt từ đôi mắt mờ đục lăn dài trên gò má nhăn nheo. Tôi vội nắm lấy tay bà trấn an:
- Không phải đâu bà ơi! Tiện đường con chở cháu về thôi ạ.
        Nghe vậy, bà thở dài như đã trút được nỗi lo. Giọng thều thào, bà kể:
- Tội lắm cô ạ, mẹ nó mất khi vừa sinh nó. Hoàn cảnh đã khó lại càng thêm khó. Hai bà cháu chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống cô ạ. Nó lại là đứa trẻ tật nguyền. Nhưng được cái nó sống rất tình cảm. Mới tí tuổi đầu nhưng mấy hôm nay bà ốm, tự tay làm hết mọi việc từ nấu ăn, giặt giũ,... Nhìn nó như thế, tôi cứ như đứt từng khúc ruột.
         Ngắt lời bà, tôi hỏi:
- Thế bố cháu đâu hả bà? 
        Đưa mắt về phía bàn thờ, giọng bà nghẹn lại:
- Bố nó đó cô. Con tôi bị tai nạn giao thông mất đã 3 năm nay rồi cô à.
         Nghe bà nói, tôi bỗng thấy lạnh người. Nước mắt lại trào ra. Tôi nắm đôi bàn tay bà và nói:
- Bà ơi, bà cố gắng giữ sức khỏe! Mọi chuyện âu cũng là số phận cả bà ạ. Con hứa sẽ báo cáo trường hợp của cháu Linh lên ban giám hiệu nhà trường để nhà trường giúp đỡ cho cháu.
          Bà cụ siết chặt lấy tay tôi, nói lời gửi gắm cảm ơn. Tôi chào hai bà cháu ra về khi trời đã nhá nhem tối. Trên đường về tôi cứ suy nghĩ niêm man, vừa ăn năn khi mình lỡ lời vừa thấy ấm lòng khi mình vừa hiểu hơn hoàn cảnh khó khăn của một học sinh và tìm cách giúp được em ấy. Và rồi tôi đã làm được. Bằng sự sẻ chia của thầy cô, Linh đã yên tâm đến trường và học tập tiến bộ.
*
*                 *
              Tốt nghiệp Đại học năm 2001 nhưng mãi đến 5 năm sau tôi mới được đi dạy. 5 năm ở nhà với bao nhiêu nước mắt lặng lẽ lăn dài trên má. Cứ mỗi lần đến dịp khai giảng năm học mới hay ngày lễ 20/11 là tôi lại đắp chăn nằm khóc. Suốt những ngày ấy tôi cứ nằm lì trên giường, tôi không xem ti vi, không đi ra ngoài. Vì tôi rất buồn. Một nỗi buồn mà cho đến bây giờ khi đã đi dạy 10 năm rồi tôi cũng không bao giờ quên. Tôi sợ gặp người quen hỏi về nghề nghiệp. Đi đâu tôi cũng che mặt thật kín. Đi ra đường gặp bạn bè, tôi thường làm ngơ hoặc giả vờ không quen biết. Tôi sống thu mình nhưng ước mơ được đứng trên bục giảng thì chưa bao giờ tắt. Rồi may mắn cũng đã mỉm cười với tôi. Tôi đã được đi dạy. Tôi được phân về công tác tại Trường tiểu học Đức Châu. Mái trường đã gắn bó với tôi trong suốt 10 năm qua.  Khoảng cách từ nhà đến trường là 20 km nhưng trong suốt 10 năm qua chưa một lần tôi đi chậm. Tôi rất yêu công việc dạy học của mình. Trong suốt 10 năm làm công tác chủ nhiệm có bao nhiêu kỉ niệm vui, buồn. Có những kỉ niệm sẽ mãi không thể quên, mà đọng lại trong tim, ẩn mình đâu đó nơi sâu thẳm tâm hồn. Và đó cũng là kinh nghiệm quý báu, là động lực to lớn để mỗi chúng ta vững bước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
                Câu chuyện tôi vừa kể chẳng có gì đặc biệt nhưng với tôi đó là một bài học sâu sắc trong công việc trồng người. Tôi yêu nghề. Nhưng đã từng rất bồng bột. Sau sự việc ấy, tôi đã thật sự có ý thức trau nghề, đặc biệt là những ứng xử trong quan hệ với học sinh, phụ huynh. Câu chuyện với bé Linh cho tôi bài học thấm thía: Chúng ta hãy yêu thương, quan tâm, chia sẻ với các em từ những điều nhỏ nhất. Chúng ta hãy tạm gác những bộn bề của cuộc sống cơm áo gạo tiền khi bước lên bục giảng, có như thế chúng ta mới toàn tâm toàn ý vì các em. Hãy yêu đi, hãy cho đi để nhận lại quả ngọt!





Tác giả bài viết: PHẠM THỊ PHƯƠNG (Giáo viên trường Tiểu học Đức Châu)

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm