Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 2014

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 97141

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11557437

 
Trang nhất » Tin Tức » Trang viết nhà giáo 07:49 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Nỗi niềm cô giáo Mầm non

Tập thể cán bộ giáo viên trường Mầm non Đức Dũng, dẫu vất vả khó khăn nhưng vẫn luôn tươi vui, xinh đẹp.
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã 10 năm tôi gắn bó với ngôi trường Mầm non Đức Dũng thân yêu. Học xong được về công tác tại quê nhà là một niềm vui lớn. Nhớ hồi đó mới vào trường và chập chững vào nghề với biết bao bỡ ngỡ, xa lạ, thấy bản thân mình giống như một đứa học sinh mới học xong cấp 3, nhỏ nhỏ, bé bé... Vậy mà.... hic...hic... Xem tiếp...

Cảm xúc khai trường

Cảm xúc khai trường
"Trên mọi các nẻo đường của Tổ quốc, những bước chân của học trò như vội vã cho kịp giờ tụ hội về ngôi trường thân yêu của mình. Ai nấy đều rạng rỡ, xúng xính trong bộ quần áo mới..." Xem tiếp...

Câu chuyện giáo dục: Cô ơi, con nỏ có phấn!...

Câu chuyện giáo dục: Cô ơi, con nỏ có phấn!...
"Tôi yêu nghề. Nhưng đã từng rất bồng bột. Sau sự việc ấy, tôi đã thật sự có ý thức trau nghề, đặc biệt là những ứng xử trong quan hệ với học sinh, phụ huynh...." Đó là câu chuyện được cô giáo Phạm Thị Phương kể trong Hội thi GVCNG bậc Tiểu học năm học 2016-2017. Xin dành phần cảm nhận cho bạn đọc. Xem tiếp...

Thầy giáo Lương Xuân Cung viết về thầy Dương Thế Vinh

Thầy giáo Lương Xuân Cung viết về thầy Dương Thế Vinh
Thầy giáo Lương Xuân Cung, GV môn Toán, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT Đức Thọ, vừa viết bài thơ tặng thầy Dương Thế Vinh, đã nhận được nhiều phản hồi tốt đẹp trên mạng xã hội. Đây là bài thơ viết hưởng ứng ý tưởng ra mắt cuốn sách "Dương Thế Vinh - Văn chương và bè bạn" trong hè 2017. Chúng tôi giới thiệu bài thơ này đến bạn đọc cùng với lời gửi gắm của những người làm sách tới những ai từng công tác, học tập với thầy Dương Thế Vinh tiếp tục hưởng ứng để cuốn sách trở thành nơi hội ngộ của tình đồng nghiệp, tình yêu văn chương, tình bạn bè, tình thầy trò. Xem tiếp...

Bài thơ Gió từ tay mẹ của thầy giáo Bùi Năng Tiến

Bài thơ Gió từ tay mẹ của thầy giáo Bùi Năng Tiến
Ký ức của miền quê, của tuổi thơ những năm nước nhà mới thống nhất. Từ đây, người đọc gặp lại hình ảnh những hố bom thời gian chưa kịp san lấp, hình ảnh cánh đồng mía giăng giăng che bóng những con đường đi học ngoằn ngoèo, rồi căn nhà bé nhỏ chật chội, lớp học phất phơ tranh mía,… Xem tiếp...

LỜI THỈNH CẦU Ở NGHĨA TRANG ĐỒNG LỘC

LỜI THỈNH CẦU Ở NGHĨA TRANG ĐỒNG LỘC
Hàng năm, cứ vào dịp 27/7 (Ngày Thương binh - Liệt sĩ), hàng vạn lượt người đã về thăm Ngã ba Đồng Lộc – khu di tích lịch sử ghi dấu những chiến công của lực lượng Thanh niên xung phong thời chống Mỹ; nơi yên nghỉ của 10 Cô gái thanh niên xung phong huyền thoại. Xin được giới thiệu với bạn đọc bài thơ Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc của nhà thơ Vương Trọng với lời bình của thầy giáo Nguyễn Thanh Truyền. Xem tiếp...

"Quê hương" của Tế Hanh nhìn từ phía đề từ

"Quê hương" của Tế Hanh nhìn từ phía đề từ
1. Với tư cách là "thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm"(1), lời đề từ "Chim bay dọc biển đem tin cá" trong bài thơ Quê hươngnổi tiếng của Tế Hanh ít khi được người đọc dành cho sự quan tâm cần thiết, thậm chí có lúc còn bị lãng quên. Ngay cả tuyển thơ Thi nhân Việt Nam (1941) cũng bỏ qua lời đề từ ấy. Trong lời "Nhỏ to..." in cuối cuốn sách, các tác giả bộc bạch: "Tôi xin lỗi vì đã tự tiện bỏ hầu hết những lời đề tặng trên các bài thơ. Trong một quyển hợp tuyển những lời ấy sẽ thành vô nghĩa. Tôi chỉ giữ lại những lời đề tặng cần phải có mới hiểu được ý thơ"(2). Các tác giả Thi nhân Việt Nam là những người có phong cách cẩn trọng và quan điểm phê bình "lấy hồn tôi để hiểu hồn người". Với lời đề tặng mà cân nhắc như thế, thì với đề từ chắc chắn họ sẽ rất đắn đo. Bởi thế, trong phạm vi tư liệu có thể tìm hiểu, chúng tôi chỉ hơi ngạc nhiên về điều thiếu sót này. Có thể nhà soạn sách chép thơ theo trí nhớ chăng?! Nhưng đáng ngạc nhiên hơn ở chỗ: sách giáo khoa hiện hành đã in nguyên dạng rồi (SGK chú thích nguồn: trong Thi nhân Việt Nam??), mà nhiều người vẫn sơ ý bỏ qua. Xem tiếp...

Bài phát biểu khai giảng của thầy Dương Thế Vinh - Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Xuân Hãn

Bài phát biểu khai giảng của thầy Dương Thế Vinh - Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Xuân Hãn
Sáng 5/9/2014, trường THCS Hoàng Xuân Hãn đã tổ chức trọng thể lễ khai giảng năm học mới 2014-2015. Tại buổi lễ này, thầy Dương Thế Vinh, hiệu trưởng nhà trường đã có bài phát biểu đầy cảm xúc với hơn 700 học sinh và cán bộ giáo viên của trường. BBT xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu đó. Xem tiếp...

Diễn văn khai giảng năm học 2013-2014 của thầy hiệu trưởng trường THCS Hoàng Xuân Hãn

Diễn văn khai giảng năm học 2013-2014 của thầy hiệu trưởng trường THCS Hoàng Xuân Hãn
Cũng như các trường học khác trong cả nước, sáng 5/9 vừa qua, trường THCS Hoàng Xuân Hãn đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2013-2014. Đây là năm học đầu thực hiện sáp nhập trường theo đề án quy hoạch mạng lưới trường học của huyện. Tại buổi lễ khai giảng, thầy hiệu trưởng Dương Thế Vinh đã có bài diễn văn xúc động và truyền cảm. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc. Xem tiếp...

Nguyễn Phan Quế Mai và những bài thơ về chiến tranh

Nguyễn Phan Quế Mai và những bài thơ về chiến tranh
Bắt đầu bằng những bài thơ tình yêu, Nguyễn Phan Quế Mai sớm mở rộng đề tài sang những xúc cảm về quê hương, đất nước, về số phận con người. Tạo nên sức hấp dẫn rất riêng là mảng thơ về chiến tranh chiếm số lượng không nhỏ trong số tác phẩm chị đã viết. Xem tiếp...

Tổ Toán trong tôi

Tổ Toán trong tôi
Tôi đã được đi nhiều nơi, công tác ở nhiều đơn vị trên cả 3 miền Nam, Trung rồi Bắc. Giờ đây, nhìn lại quãng đường đã đi qua tôi nghiệm thấy thời gian làm việc cùng Tổ Toán Minh Khai (TTMK) để lại nhiều ấn tượng sâu đậm và đáng nhớ nhất. Đó thực sự là một gia đình hạnh phúc, một môi trường thân thiện và một không khí làm việc hăng say, hiếm có. Xem tiếp...

Minh Khai - Nơi có lửa và có niềm tin

Minh Khai - Nơi có lửa và có niềm tin
Quê tôi ở Hương Sơn nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng tôi là người Đức Thọ. Sau 12 năm công tác ở trường THPT Đức Thọ, tháng 8 năm 1986 tôi được chuyển về trường THPT Minh Khai, hồi đó trường đóng ở xã Tùng Ảnh - một vùng quê đẹp, giàu truyền thống văn hoá, khoa bảng bậc nhất Hà Tĩnh. Xem tiếp...

Thư của Thầy Trần Quốc Thường gửi các em học sinh Đức Lâm

Thư của Thầy Trần Quốc Thường gửi các em học sinh Đức Lâm
Các em học sinh Đức Lâm thân mến! Thầy xa các em đi nhận nhiệm vụ mới đã 2 tuần. Thời gian qua thầy luôn theo dõi và lo lắng về chuyện học hành của các em. Hôm nay thầy muốn tâm sự đôi điều với các em nhân những gì đã xảy ra với các em gần đây. Xem tiếp...

Thú vị chuyến du lịch khám phá Miền Tây Nam bộ (tiếp)

Thú vị chuyến du lịch khám phá Miền Tây Nam bộ (tiếp)
Rời thành phố Cà Mau, chúng tôi tiếp tục hành trình về Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang. Cảnh vật bên đường vẫn là những kênh rạch dọc ngang, những ngôi nhà lợp tôn lúp xúp, vẫn ít thấy quán internet, vẫn thấy nhiều cà phê võng… Duy chỉ có một cây cầu mang cái tên không nơi nào có… Xem tiếp...

Thú vị chuyến du lịch khám phá Miền Tây Nam bộ

Thú vị chuyến du lịch khám phá Miền Tây Nam bộ
Tôi không nhớ ai đó đã viết: Miền Tây Nam bộ là một vùng đa dân tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo, bước chân ra ngõ là gặp lễ hội. Kênh rạch chằng chịt, hoa thơm quả ngọt bốn mùa hấp dẫn du khách… “Chỉ bán khí trời cũng giàu rồi”, một nhà đầu tư Nhật thốt lên khi khảo sát 5 cồn dọc sông Hậu. Vẻ đẹp chín Rồng thật lung linh, quyến rũ. Xem tiếp...

Giới thiệu tập sách "Trước bài thơ hay" của nhà giáo Phạm Văn Chữ

Giới thiệu tập sách "Trước bài thơ hay" của nhà giáo Phạm Văn Chữ
Nhà giáo Phạm Văn Chữ, nguyên Chủ nhiệm khoa XH-NV trường CĐSP Hà Tĩnh (nay là khoa SP Ngữ văn trường Đại học Hà Tĩnh), đồng tác giả phần Văn trong SGK Ngữ văn địa phương Hà Tĩnh dùng cho cấp THCS, vừa gửi tặng chúng tôi tập sách Trước bài thơ hay - NXB Hội Nhà văn - năm 2011. Xem tiếp...

Lời bình bài thơ TRIẾT LÝ KHI YÊU

Lời bình bài thơ TRIẾT LÝ KHI YÊU
Người xưa chỉ nói rằng khi yêu ai cũng là thi sĩ chứ không nói khi yêu người ta thành triết nhân. Có lẽ triết nhân quen tư duy mà thi sĩ lại mạnh về xúc cảm?! Tình yêu là lĩnh vực mà tư duy rất ít khi được dự phần. Nhưng Vương Trọng lại đặt tên cho bài thơ của mình là TRIẾT LÝ KHI YÊU. Và, từ khi xuất hiện đến nay, Triết lý khi yêu vẫn cứ tươi xanh gợi nhiều dư vị cho độc giả, thể hiện sức sống trái ngược hẳn cái thi đề thường đem lại cảm giác khô khan. Xem tiếp...

Người thầy, Người lính và Thơ

Người thầy, Người lính và Thơ
Thơ ca là sáng tạo diệu kì của nhân loại mà qua đó, tinh hoa lịch sử và văn hoá, vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của mỗi dân tộc được toả sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy từ lịch sử văn học dân tộc Việt Nam nhiều thứ ánh sáng vĩnh cửu. Và trong nhiều luồng ánh sáng, vẫn thường có những vệt giao thoa… Xem tiếp...

Chất người nghệ tĩnh trong một chùm ca dao (Sách Ngữ văn địa phương Hà Tĩnh, phần Lớp 7)

Chất người nghệ tĩnh trong một chùm ca dao (Sách Ngữ văn địa phương Hà Tĩnh, phần Lớp 7)
Các thế hệ cha ông để lại cho chúng ta những di sản tinh thần vô cùng quý giá, trong đó có ca dao – dân ca. Ca dao – dân ca xứ Nghệ đã phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của con người nơi đây, vừa mang những nét chung của văn hoá Việt Nam vừa thể hiện những bản sắc của vùng văn hoá Nghệ Tĩnh. Đặc sắc của thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh là ở chỗ nó thể hiện rất rõ chất người Nghệ Tĩnh. Xin bàn về đặc điểm này qua chùm ca dao được đưa vào giảng dạy cho học sinh lớp 7, ở phần Ngữ văn địa phương Hà Tĩnh (1). Xem tiếp...

Bình bài thơ NHỮNG NGÔI SAO HÌNH QUANG GÁNH của NGUYỄN PHAN QUẾ MAI

Bình bài thơ NHỮNG NGÔI SAO HÌNH QUANG GÁNH của NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
Bằng thơ, Nguyễn Phan Quế Mai nói lên thật sâu sắc sự gắn bó của chị với Hà Nội: Những hoa những lá những giọng những người/ Như dành mình tôi/ Để hoá thành tôi/ Tôi không được sinh ra và lớn lên trong Hà Nội/ Hà Nội tự sinh và tự lớn trong tôi. Tình cảm tự nhiên ấy giải thích cho thành công của những trang thơ tinh tế và lắng sâu chị đã viết về Thủ đô ngàn năm tuổi mà Những ngôi sao hình quang gánh là tác phẩm tiêu biểu. Xem tiếp...


Các tin khác

1 2  Trang sau
 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm