Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 305

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 150726

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 13095928

 
Trang nhất » Tin Tức » Đổi mới giáo dục - Đào tạo 00:37 ICT Thứ hai, 14/10/2024

Trường THCS Hoàng Xuân Hãn: Học sử Đảng trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú

Thứ hai - 25/01/2016 08:42
Trường THCS Hoàng Xuân Hãn: Học sử Đảng trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú

Trường THCS Hoàng Xuân Hãn: Học sử Đảng trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú

Đó là hình thức dạy – học Lịch sử qua di sản văn hóa mà thầy và trò trường THCS Hoàng Xuân Hãn (Đức Thọ) đã tổ chức vào chiều ngày 21/01/2016, tại Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú (xã Tùng Ảnh – Đức Thọ - Hà Tĩnh) – đúng vào ngày Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học là một trong những con đường giúp hình thành và nâng cao ý thức về di sản văn hóa dân tộc; tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục... Dựa trên những thuận lợi chủ quan và khách quan của việc dạy học qua di sản văn hóa, tổ Văn – Sử của trường THCS Hoàng Xuân Hãn đã lên kế hoạch, rà soát chương trình và lựa chọn hình thức dạy học. Nội dung được ưu tiên thực hiện trước hết thuộc về môn Lịch sử.
 
      Theo đó, trong chương trình Lịch sử lớp 9, bài 18 các em được học nội dung “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”. Tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của Đảng, người dân Đức Thọ luôn có niềm tự hào khi được là quê hương của vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Vì thế, trước khi thực hiện buổi học, nhóm giáo viên Lịch sử - trực tiếp là cô giáo Phan Thị Quỳnh Giang - đã liên hệ với Ban quản lý Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú để phối hợp, bố trí thời gian, tạo điều kiện cho các em học sinh thực hành trải nghiệm các nội dung học tập.
 

Chuẩn bị tham quan trải nghiệm


Bắt đầu tìm hiểu

      Buổi dạy học trải nghiệm trải qua hai hoạt động chính.

      Hoạt động 1: Cô và trò cùng trao đổi, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú; tìm hiểu về nội dung chính của Luận cương chính trị tháng 10/1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo; về những đóng góp của đồng chí Trần Phú cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Thông qua không gian khu lưu niệm, đặc biệt là qua những hình ảnh, hiện vật được trưng bày, giáo viên đã dẫn dắt các em trở về với hành trình gian khổ của những nhà ái quốc tìm đường cứu nước và gây dựng phong trào cách mạng từ giai đoạn đầu thế kỉ XX đến những năm 1930, 1931 cũng như những chặng đường lịch sử sau đó. Những hiện vật, những hình ảnh được lưu giữ như làm sống lại những ký ức của dân tộc.
 

Tìm hiểu thân thế cố Tổng Bí thư Trần Phú và phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX



Về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và với quá trình vận động thành lập Đảng




Về quá trình học tập và hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú


  Phù điêu minh họa về thời điểm đồng chí Trần Phú bị bắt giam

      Hoạt động 2: Tham quan tự do. Sau khi dẫn dắt để các em hiểu rõ các nội dung lịch sử đã học trong mối liên hệ với những tư liệu, hiện vật – hình ảnh lịch sử, giáo viên cho các em tham quan tự do. Các em học sinh tự do ghi chép, quan sát, chụp ảnh,… để tìm hiểu sâu hơn những vấn đề lịch sử văn hóa mình quan tâm.

Tìm hiểu về những địa điểm hoạt động cách mạng và câu nói nổi tiếng của đồng chí Trần Phú



Đồng chí Trần Phú với các đường phố, ngôi trường


Tìm hiểu về các đồng chí Tổng Bí thư của Đảng qua các thời kỳ cách mạng


Thầy và trò trường THCS Hoàng Xuân Hãn trước nhà lưu niệm đồng chí Trần Phú

      Kết thúc buổi học, qua trao đổi với học sinh, cô giáo Phan Thị Quỳnh Giang đánh giá cao tính tích cực, tự giác của các em; nhận thấy các em đã có những trải nghiệm thực tiễn rất ý nghĩa về một giai đoạn lịch sử không thể nào quên; các em hiểu đầy đủ hơn về những đóng góp to lớn của đồng chí Trần Phú cho sự nghiệp cách mạng – người cộng sản trung kiên, mẫu mực suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Cũng qua tiếp xúc với những tư liệu, hiện vật, tranh ảnh, các em cũng phần nào cảm nhận được lịch sử 85 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam; các em cảm nhận rõ hơn về những vấn đề - sự kiện trọng đại của dân tộc đã và đang diễn ra…
 
      Buổi dạy học trải nghiệm lịch sử trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú đã cho thấy những ưu thế của việc dạy học gắn với di sản. Đây là hoạt động góp phần giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp vì lợi ích của toàn xã hội.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Truyền

Nguồn tin: Trường THCS Hoàng Xuân Hãn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn

Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved