Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 2037

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 93342

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11553638

 
Trang nhất » Tin Tức » Tin nội bộ 01:17 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Phòng Giáo dục - Đào tạo Đức Thọ với việc Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Thứ hai - 25/08/2014 04:21
Phòng Giáo dục - Đào tạo Đức Thọ với việc Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Phòng Giáo dục - Đào tạo Đức Thọ với việc Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Nhận thức sâu sắc về mục tiêu giáo dục trong nhà trường là thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh nhằm đào tạo con người mới đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp. Chúng tôi xin được trao đổi cụ thể về những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn với thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong những năm qua của ngành
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ năm học 2006-2007,  Ngành đã triển khai các cuộc vận động “Hai không” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức,  tự học và sáng tạo”. Quá trình triển khai đã đạt được những kết quả tích cực, tạo ra bước chuyển rất quan trọng trong toàn ngành, góp phần lập lại trật tự, kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013”. Mục tiêu của phong trào này là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, phát huy được truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa và phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng nhu cầu xã hội; Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, sinh hoạt và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Đây là những điều kiện để triển khai việc giáo dục toàn diện, ở đó không chỉ là dạy học các môn văn hóa, mà là giáo dục đạo đức, nhân cách, kỷ năng, lối sống, thể chất, thẩm mỹ và năng lực hoạt động xã hội cho học sinh.
Hưởng ứng phong trào trên, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên, Phòng Giáo dục đã xây dựng kế hoạch, đề ra nhiều giải pháp, biện pháp chỉ đạo các trường học thực hiện phong trào này, bước đầu đạt được những kết quả khá tốt. Đó là sự vào cuộc của các lực lượng trong và ngoài nhà trường cho một môi trường giáo dục thân thiện, tạo điều kiện triệt tiêu tính thụ động của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội. ở các đơn vị trường học đều xây dựng được môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên thân thiện; cảnh quan trường lớp luôn được chăm sóc, bảo vệ nên ngày càng xanh sạch đẹp, hấp dẫn và có ý nghĩa giáo dục cao.
Hoạt động dạy học trong các nhà trường thực sự nghiêm túc, có hiệu quả. Cán bộ, giáo viên, nhân viên gương mẫu, nhiệt tình, gần gũi thương yêu, tôn trọng học sinh. Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tự giác, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học và ý thức vươn lên của các em. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh; Đức Thọ là đơn vị đi đầu trong toàn tỉnh về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy. Ngành tổ chức thành công hội thi giáo viên giỏi các cấp; Qua hoạt động này đã cho thấy ở mỗi trường học đều có những tấm gương thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh có hiệu quả. Phong trào học tập của học sinh được nâng cao hơn trước, nhiều học sinh đã thể hiện được ý thức học tập, có phương pháp học tập tốt, vì vậy số học sinh giỏi tăng lên.
Do đặc điểm tâm lý của học sinh ở các bậc học khác nhau, đặc biệt là học sinh ở những vùng xa trung tâm hay e ngại, rụt rè; vì vậy thầy cô giáo phải là người thực sự gần gủi, giúp các em tự tin trong học tập và các hoạt động. Nhận thức được tầm quan trọng này, các nhà trường đã chú trọng đến việc rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh. Hoạt động này được lồng ghép trong các tiết dạy, như tổ chức học nhóm, tạo điều kiện cho các em nêu ý kiến của mình trong các giờ học, tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt câu lạc bộ tự quản. Nhiều trường đã thành lập được những câu lạc bộ tự quản của học sinh như: Câu lạc bộ “Nói Tiếng Anh”, câu lạc bộ “Yêu thơ”, câu lạc bộ “Yêu Toán”, câu lạc bộ “Hát dân ca”..; tổ chức các sân chơi: “Rung chuông vàng”, “Tuổi thơ thông minh”... Đây là những hình thức sinh hoạt mới thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Thông qua các hoạt động này, nhận thức, kỷ năng sống của các em được nâng lên. Các em biết tự bảo vệ mình, có hành vi ứng xử văn hóa hơn và có tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt.
Nhằm tạo nên môi trường giáo dục vui tươi, lành mạnh, trong các trường học đều tăng cường đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp, như: Thể dục, thể thao, thi hát dân ca, thi giai điệu tuổi hồng...Các trò chơi dân gian: nhảy dây, nhảy lò cò, chơi ô ăn quan, kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, đánh chuyền, chơi thẻ.. được học sinh tất cả các trường tham gia tích cực. Việc đưa những trò chơi dân gian vào các trường học đã góp phần rèn luyện sức khỏe, tạo nên không khí vui vẻ, sôi nổi; môi trường giáo dục lành mạnh, học sinh gần gủi, thân thiện, từ đó giúp các em vươn lên trong học tập.
Một nội dung của phong trào được các trường quan tâm là tổ chức học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên và được tăng cường vào dịp tết, những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. Những công trình được các nhà trường nhận chăm sóc ngày một sạch sẽ, khang trang.
Từ kết quả đạt được về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn với  thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thực trạng giáo dục Đức Thọ, trong thời gian tới, ngành đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản, đó là:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua “Hai tốt’, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyến các cấp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; phát huy và tạo mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập các chủ trương, Nghị quyết của cấp trên về phát triển sự nghiệp giáo dục tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu, tận tụy của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành.
Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức phẩm chất nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở các cấp học. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức kỷ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh, qua đó để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Phấn đấu xây dựng đội ngũ nhà giáo Đức Thọ theo phương châm: “Hiểu biết, đoàn kết, tận tụy, sáng tạo, hiệu quả”.
3. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục pháp luật, đạo đức, nhân cách, lối sống; xây dựng động cơ, thái độ học tập cho học sinh. Khuyến khích và phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo của các em trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội. Chăm lo giáo dục, rèn luyện kỷ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
4. Đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương; đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm hạn chế các tai tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
6. Đa dạng hóa các loại hình trường học; Xây dựng các trường trọng điểm, chất lượng cao ở các cấp, bậc học; vừa là xây dựng “thương hiệu”, vừa làm đầu tàu cho sự phát triển vững chắc của sự nghiệp giáo dục Đức Thọ.

                                                         Lê Chí Thành - Trưởng phòng

  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm