Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào ịch sử. Bến Tam soa nơi hợp lưu của 2 con sônng Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông la xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Trang thông tin điện tử ngành giáo dục Đức Thọ được xây dựng và vận hành hoàn toàn miễn phí bởi Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam.


Khen thưởng Khen thưởng Khen thưởng
 DANH MỤC CHÍNH  
 LIÊN KẾT TRƯỜNG 
 Click vao de xem chi tiet HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS

 DÀNH CHO QUẢNG CÁO 
 LIÊN KẾT NHANH 
 Kế hoạch công tác 
Kế hoạch công tác tháng 10-2015


 Thông báo - Giấy mời 

 Thành viên có mặt 

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 2197

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 97324

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11557620

 
Trang nhất » Tin Tức » Tổng hợp 09:01 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Lời khuyên cho mẹ khi tìm cách chữa trẻ khóc đêm

Thứ ba - 07/04/2020 04:07
Lời khuyên cho mẹ khi tìm cách chữa trẻ khóc đêm

Lời khuyên cho mẹ khi tìm cách chữa trẻ khóc đêm

Trẻ khóc đêm dai dẳng tiềm ẩn nhiều vấn đề với sức khỏe. Để cải thiện tình hình này, mẹ có thể áp dụng rất nhiều cách chữa trẻ khóc đêm khác nhau. Tuy nhiên, để đưa ra được lựa chọn về cách thức phù hợp nhất, mẹ hãy tìm hiểu một số điều cần biết khi tìm cách chữa trẻ khóc đêm hiệu quả nhé!

Tại sao mẹ cần tìm cách chữa khóc đêm cho trẻ?

Trẻ khóc đêm có thể vì nhiều lý do và tiếng khóc của trẻ chính là một cách giao tiếp với người lớn. Trẻ khóc là để gây sự chú ý và thể hiện mong muốn, yêu cầu của bản thân, đặc biệt là đối với những trẻ chưa học nói. Ban đầu, mẹ có thể gặp khó khăn trong việc giải mã tiếng khóc của bé, nhưng sau quãng thời gian dài chăm bé và đã quen với ngôn ngữ cơ thể của bé thì bố mẹ có thể nhận ra và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của bé.

Một số lý do phổ biến khiến trẻ khóc đêm là:

Trẻ bị đói

Tã ướt, bẩn

Lạnh quá hoặc nóng quá

Cảm thấy trống trải, thiếu an toàn, sợ hãi
Khó chịu hoặc bị đau, trào ngược dạ dày

Chịu kích thích quá nhiều từ tiếng ồn, các hoạt động xung quanh

Bé mệt mỏi, không khỏe

Bé không được đáp ứng nhu cầu của mình sẽ quấy khóc rất nhiều, có khi khóc không ngừng. Điều này nếu diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ dài ban đêm của bé. Nguy cơ lớn dẫn tới rối loạn giấc ngủ, hậu quả là bé chậm phát triển, tác động tiêu cực đến cảm xúc và khả năng giao tiếp xã hội khi trẻ lớn lên so với những trẻ đồng lứa khác.

Do đó, khi bé khó ngủ, quấy khóc đêm nhiều hơn, mẹ nên cố gắng tìm hiểu nhu cầu của bé và có cách chữa trẻ khóc đêm từ sớm để ngăn chặn những tác hại về sau.

Một số điều mẹ cần lưu ý khi tìm cách chữa bé khóc đêm

Dù có nhiều cách chữa trẻ khóc đêm nhưng mẹ vẫn cần phải chú ý tới những điều sau trong quá trình chăm sóc giấc ngủ cho bé:

1. Chú ý đến tín hiệu của bé

Trẻ nhỏ cảm nhận môi trường xung quanh thông qua các giác quan và mỗi trẻ có nhu cầu cảm giác khác nhau. Đây cũng là lý do vì sao có những trẻ thích được bế nhưng một số bé khác thì không; hoặc có trẻ sẽ khóc vì tã bị ướt gây khó chịu, một số trẻ sẽ không quan tâm đến điều này và tiếp tục chơi vui vẻ.

cach-chua-tre-khoc-dem-3
Bé khóc là để thể hiện những nhu cầu khác nhau


 

Mẹ hãy cố gắng thấu hiểu bé, tìm hiểu sở thích của bé để biết bé cần gì và lưu ý đến những dấu hiệu quan trọng sau:
Sự thay đổi tâm trạng: Tâm trạng của trẻ có thể sẽ bị tác động bởi sự thay đổi của môi trường, thức ăn hay giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Phản ứng với các tình huống và hoàn cảnh khác nhau: Trẻ sơ sinh thường gửi những tín hiệu mà cha mẹ không tinh ý sẽ khó phát hiện. Bé có thể bị kích thích quá nhiều khi có quá nhiều người vây quanh bé hoặc đặc biệt khó chịu về việc môi trường ngủ bị thay đổi liên tục hay giờ giấc ngủ không cố định. 

Sự khác biệt trong tiếng khóc của bé: Mẹ cần chú ý tới cường độ của tiếng khóc, cũng như ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của bé. Lưng cong, nét mặt nhăn nhó, mắt nhắm chặt, dụi mắt, bàn tay nắm chặt, bé vặn mình, vùng vẫy,... Tất cả những dấu hiệu này đều phản ánh một số điều cụ thể về tâm trạng và sức khỏe của trẻ.

Nhận biết bé đau bụng: Trẻ bị đau bụng sẽ khóc khôn nguôi bất chấp mọi nỗ lực an ủi và xoa dịu của mẹ. Bé đau bụng giống như đang tức giận, đột nhiên khóc như chẳng có lý do, cơ thể và phần bụng căng cứng hoặc bé cố gắng đi vệ sinh nhưng không thể.

2. Cảm xúc của mẹ ảnh hưởng lớn đến bé

Khi trẻ khóc hàng ngày và hàng giờ liền dù dùng đủ mọi cách vẫn không ăn thua, có thể mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, tự trách mình. Tuy nhiên, việc mẹ tự trách bản thân sẽ làm giảm khả năng kiểm soát sự bình tĩnh, dẫn đến cảm giác quá sức, chán nản, tức giận đối với bé. Từ đó, bé lại càng khó khăn hơn trong việc trấn tĩnh lại và nín khóc.

Một trong những điều mẹ cần chú ý thêm đó là hội chứng rung lắc. Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù tức giận hay mất bình tĩnh vì không thể ngăn bé khóc thì mẹ vẫn cần tuyệt đối tránh rung lắc cơ thể, đặc biệt là vùng đầu của trẻ nhỏ. Các mạch máu trong đầu em bé không thể chịu được tác động của rung lắc và có thể vỡ, gây nên tổn thương não, chậm phát triển trí tuệ, co giật hoặc mù lòa, thậm chí là tử vong. Hội chứng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Nếu mẹ đang gặp phải rắc rối với việc khó có thể nâng niu, dỗ dành bé một cách nhẹ nhàng khi bé không ngừng khóc thì đây chính là lúc mẹ cần hết sức chú trọng đến vấn đề tự chăm sóc bản thân. Khi mẹ bình tĩnh và tập trung, mẹ sẽ có thể hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra với bé và xoa dịu tiếng khóc của bé.

3. Cách chữa trẻ khóc đêm không có lý do

Ngoại trừ việc loại bỏ những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm hay đáp ứng đủ nhu cầu của bé, còn với những trẻ quấy khóc đêm không vì lý do nào cả thì mẹ phải làm sao? Theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa Harvey Karp, mẹ có thể tái tạo môi trường tử cung để tạo phản xạ bình tĩnh cho bé sơ sinh bằng cách:

Quấn tã: Bao bọc trẻ trong một chiếc chăn để trẻ cảm thấy an toàn.

Cho bé nằm nghiêng sang phía dạ dày: Mẹ có thể ôm để bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Nhưng luôn luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ.
Tạo tiếng ồn trắng: Những tiếng động như tiếng chạy máy hút bụi, máy sấy tóc, quạt hoặc máy sấy quần áo có thể át đi tiếng ồn khác.

Mút tay: Hãy để bé mút một cái gì đó, chẳng hạn như núm vú giả.

Đánh đu: Tạo một chuyển động nhịp nhàng bất kỳ như đưa bé đi xe đẩy hoặc vỗ nhẹ bé.

cach-chua-tre-khoc-dem-5
Quấn khăn cho bé tạo cảm giác an toàn giúp bé dễ ngủ

Ngoài ra, nếu bé khóc đêm thường xuyên và kèm theo những biểu hiện không mấy tích cực như chán ăn, chậm tăng cân, rất hay giật mình tỉnh giấc, đổ mồ hôi khi ngủ, chậm mọc răng,... thì mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Việc này sẽ giúp mẹ có hướng xử trí đúng và hiệu quả nhất.

Qua bài viết này, mẹ có thể nắm được những điều cần chú ý và hiểu rõ hơn về cách chữa trẻ khóc đêm.

Nếu mẹ còn thắc mắc cần giải đáp về vấn đề giấc ngủ của trẻ như: trẻ quấy khóc đêm, khó ngủ, trẻ ít ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, giật mình thức giấc,... thì hãy liên lạc ngay với dược sĩ SOKI TIUM để nhận được giải pháp phù hợp nhất!

Nguồn tin: pgdductho.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 Tin mới nhất 

 Thư viện ảnh 

 Văn bản mới 

thoi tiet

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐỨC THỌ
Địa chỉ: Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
Website://pgdductho.edu.vn. Mail: vnomedia.vn@gmail.com

Công ty thiết kế website: VNOMEDIA. Liên hệ: 0989662498
Ghi rõ nguồn "pgdductho.edu.vn" ghi phát lại thông tin trên website này.
© Copyright Phòng Giáo dục và Đào Huyện Đức Thọ. All right reserved
gương dán tường
gương dán tường gương nhà tắm